Lợi ích của sự... lo âu

09/05/2024 18:06

Haley Weaver luôn lo âu. Lúc lên 5, Weaver từng lo cha mẹ sẽ không quay về nhà sau khi thuê người trông trẻ. Cô đã cắn móng tay trong căng thẳng, cho đến lúc họ trở về.

    Tác động của sự lo âu rất sâu rộng, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, phá vỡ các mục tiêu cuộc sống và cản trở các mối quan hệ - Ảnh: Healthtips by TeleMe

    Tác động của sự lo âu rất sâu rộng, có thể làm gián đoạn giấc ngủ, phá vỡ các mục tiêu cuộc sống và cản trở các mối quan hệ - Ảnh: Healthtips by TeleMe

    Kỹ năng đối phó với sự Quiz: Bạn là người vô tư hay thường âu lo?Quiz: Bạn là người vô tư hay thường âu lo?ĐỌC NGAY

    Theo Weaver, về cơ bản, cảm giác lo lắng nhằm giữ chúng ta an toàn khỏi nhiều tình huống như thảm họa, sự phán xét, hoặc bị từ chối - rất nhiều trải nghiệm không mấy tốt lành. Tuy nhiên, sự lo lắng không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ một lý do hợp lý. Vì vậy, việc tìm cách lắng nghe những nỗi lo và không để chúng chi phối mọi hành động là điều không dễ.

    Weaver nói điều quan trọng là cần chấp nhận thực tế về sự hiện diện của nỗi lo, đồng thời xây dựng một "cộng đồng" những cơ chế đối phó để quản lý những suy nghĩ này.

    "Thay vì xem sự lo lắng là trở ngại cho hạnh phúc của con trẻ, cha mẹ nên giúp con hiểu rằng nỗi lo là một phần trong con người chúng, và cần được chăm sóc nhiều như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể", Weaver khuyên.

    Ngoài ra, việc chăm sóc lo lắng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của nỗi lo. Điều này có thể giúp trẻ tìm ra các cơ chế đối phó hữu ích khác nhau, đồng thời dựa vào chuyên môn của bác sĩ. Không có giải pháp duy nhất cho sự lo lắng, mà có vô số kỹ năng đối phó và hệ thống hỗ trợ.

    "Sự lo lắng vốn gắn liền với tính tiêu cực. Trên thực tế, cảm giác lo lắng muốn chúng ta tiếp tục cuộc sống một cách thận trọng. Chỉ khi những suy nghĩ lo lắng cản trở cuộc sống hằng ngày của một người, thì mới cần xem xét kỹ hơn lý do vì sao nỗi lo lại tăng cao, và nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe tâm thần", Weaver cho biết.

    Để hỗ trợ tốt hơn cho người thân đang đối mặt với chứng lo âu, Weaver khuyên hãy bắt đầu bằng việc hỏi người thân đang cần gì - một người lắng nghe, một sự xác nhận, một bờ vai để dựa vào, hay lời khuyên.

    "Điều này sẽ giúp họ cảm thấy có một không gian an toàn, đồng thời giúp bạn hỗ trợ họ", cô nói. Nếu sự lo lắng cản trở việc tận hưởng cuộc sống, có thể giúp họ đặt lịch hẹn với chuyên gia.

    Người quá lo âu, có thể Người quá lo âu, có thể 'lên lịch lo âu' trong ngày?

    Lo âu là một phản ứng tâm lý bình thường trước những tình huống đe dọa, khó khăn hoặc căng thẳng trong cuộc sống. Lo âu có thể giúp chúng ta chuẩn bị và đối phó với những thách thức, nhưng nếu quá mức hoặc kéo dài có thể gây ra rối loạn lo âu.

    Bạn đang đọc bài viết "Lợi ích của sự... lo âu" tại chuyên mục TIN TỨC.