Giẫm phải đinh, sau 3 tuần người đàn ông cứng hàm, khó thở phải cấp cứu
10/10/2024 12:07
Người đàn ông nhập viện trong tình trạng cứng hàm, khó há miệng, nuốt sặc, khó thở, chân tay co cứng. Trước đó 3 tuần, bệnh nhân đi chân đất làm ruộng và giẫm phải đinh có chảy máu, sau đó tự uống kháng sinh và cũng chưa tiêm phòng uốn ván.
Tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân uốn ván tại Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) - Ảnh: BVCC
Không chủ quan với các vết thương ngoài da
Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca bệnh
Không chủ quan với các vết thương ngoài da và đề phòng uốn ván - Ảnh minh họa
Ai có nguy cơ mắc uốn ván?
Bác sĩ Đỗ Duy Cường, giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani sống ở môi trường đất bẩn xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện yếm khí (miệng vết thương bị bị kín) vi khuẩn sẽ sản sinh ra ngoại độc tố.
Độc tố này rất mạnh xâm nhập vào máu và đi đến các xi-náp thần kinh - cơ và có tác dụng làm tăng mức độ kích thích dẫn truyền gây co cứng cơ và co giật.
Triệu chứng lâm sàng là sau khi bị vết thương khoảng 1-2 tuần bệnh nhân sẽ có biểu hiện sớm là cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, sau đó sẽ cứng cơ, tăng trương lực cơ toàn thân, mức độ nặng sẽ có biểu hiện co giật, toàn thân uốn cong, kèm theo khó thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật.
Nếu không xử trí kịp thời bằng các biện pháp hồi sức tích cực thì nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc có nhiều biến chứng trên các hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp.
Người có nguy cơ cao bị mắc bệnh uốn ván là nông dân, công nhân chưa được tiêm phòng uốn ván và tiếp xúc nhiều với đất, bùn, nước thải, môi trường chăn nuôi gia súc gia cầm, công trường, trẻ sơ sinh mà trong thời kỳ mang thai mẹ không tiêm phòng uốn ván.
Ngoài ra uốn ván sơ sinh có thể bị lây truyền qua dụng cụ y tế không tiệt trùng khi cắt dây rốn cho trẻ, đây là một thể rất nặng của bệnh uốn ván, tỉ lệ tử vong rất cao.
Phòng bệnh uốn ván thế nào?
Nên tiêm phòng vắc xin, nhất là với nhóm nguy cơ cao. Trẻ em phòng bệnh uốn ván từ 2 tháng tuổi với liều vắc xin 6/1 (cần theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan y tế). Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván vào đúng thời điểm thai kỳ.
Chú ý khi bị thương, trầy xước, ngay lập tức sát trùng vết thương đúng cách, tránh bịt kín vết thương, và đến cơ sở y tế để được tiêm phòng kháng huyết thanh uốn ván kèm xử lý vết thương bằng cách cắt lọc tổ chức hoạt tử, dập nát, loại bỏ dị vật, rửa oxy già.
Khi lao động, sinh hoạt cần hạn chế tiếp xúc với bùn đất, vật dụng ô nhiễm, nếu phải tiếp xúc cần có biện pháp bảo hộ như đi ủng, găng tay...
Tại các nông trại, công trường cần có các chất tiệt trùng để sơ cứu như xà phòng, nước rửa tay sát trùng, cồn y tế và thường xuyên vệ sinh môi trường, chuồng trại. Tại các cơ sở y tế, dụng cụ y tế cần được tiệt trùng theo đúng quy định để tránh uốn ván rốn sơ sinh, uốn ván sản khoa.
Bị tai nạn giao thông trầy da, 2 tuần sau phát uốn ván nặng
Ông M. bị tai nạn giao thông, chỉ bị vết xước ngoài da nên chủ quan. Thế nhưng 2 tuần sau, ông M. bị cứng hàm, co giật, ngưng tim phải cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán ông bị uốn ván nặng.