Ám ảnh dị ứng thời tiết lúc giao mùa, xử trí thế nào?

05/12/2024 12:07

Dị ứng thời tiết rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn ngứa..., là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, sinh hoạt của người mắc.

    Ám ảnh dị ứng thời tiết lúc giao mùa, xử trí thế nào? - Ảnh 1.

    Dị ứng thời tiết rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là thời điểm giao mùa - Ảnh minh họa

    Thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, chị Hà Thị Minh (43 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) khổ sở vì thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu. Mỗi khi trời lạnh, da chị thường xuyên bị nổi mẩn đỏ, ngứa, đặc biệt là khu vực đùi, bắp chân, lưng.

    "Tôi rất sạch sẽ, thường bôi kem dưỡng ẩm nhưng tình trạng ngứa vẫn không cải thiện. Mẩn ngứa trên da rất khó chịu, gãi nhiều khiến da bị tổn thương, sau đó để lại sẹo xấu, tôi không biết phải làm sao", chị Minh cho hay.

    5 biểu hiện của dị ứng thời tiết

    Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết vào thời điểm giao mùa hay những ngày nóng và lạnh, cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng 

    Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả dị ứng thời tiết - Ảnh minh họa

    Phòng tránh ra sao?

    Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc... Việc thay đổi lối sống, sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này.

    Những thói quen cần duy trì bao gồm: Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài; Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa;

    Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột; Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể;

    Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12; Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi. Mặc ấm và giữ ấm cho những bộ phận nhạy cảm (như đầu) vào mùa đông;

    Tránh xa những nơi ồn ào để tránh hạ huyết áp và đau đầu; Khi thấy da có dấu hiệu dị ứng mẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng, đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường;

    Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da; Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể;

    Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loài động vật; Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng.

    Ám ảnh dị ứng thời tiết lúc giao mùa, xử trí thế nào? - Ảnh 3.Lý Tử Thất bị dị ứng khi trổ tài làm tủ sơn mài

    Gương mặt của 'tiên nữ đồng quê' Lý Tử Thất bị kích ứng da, sưng phù, khiến nhiều người khó nhận ra.