Vì sao y học phương Đông khuyên tránh chuyện phòng the vào mùa đông?

02/01/2025 18:07

Y học phương Đông có phép dưỡng sinh độc đáo trong mùa đông để nâng cao công năng các tạng phủ, bổ dưỡng thận tạng, bảo hộ tinh khí, giữ gìn sức khỏe, dự phòng tích cực bệnh tật...

    Phép 'dưỡng sinh' mùa đông để nâng cao, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 1.

    Đông y quan niệm mùa đông là thời gian dưỡng thận - Ảnh minh họa

    Mùa đông "bổ thận dưỡng tạng" sang xuân không mắc bệnh tật

    ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương 108, cho biết phép

    Biết cách "dưỡng sinh" là tăng sức khỏe - Ảnh minh họa

    Cân bằng âm dương bằng cách làm lụng, nghỉ ngơi, ăn uống chừng mực

    ThS Toàn nhấn mạnh âm dương khí huyết của con người và giới tự nhiên giữ một trạng thái cân bằng tương đối. Vì vậy khi khí hậu của bên ngoài đột nhiên thay đổi hoặc chịu ảnh hưởng không tốt, hoặc trong giai đoạn bệnh tật hoành hành thì đều nên tránh chuyện phòng the.

    Cùng với mùa đông, khí hậu giá lạnh tác động vào cơ thể làm cho sự trao đổi chất và chức năng sinh lý của cơ thể rơi vào trạng thái ức chế, tâm trạng của con người cũng rơi vào trạng thái trầm lắng. Tâm trạng không tốt, khí huyết hỗn loạn cũng nên tránh chuyện phòng the.

    Đông y có câu "cửu khí bách bệnh", tức là do tính khí mất điều hòa mà gây ra các trạng thái như tức giận khí lên, vui mừng khí ấm, bi thương khí mất, lo sợ khí xuống, dễ làm tổn thương đến gan, tâm, tỳ và vị. Lúc này nếu sinh hoạt tình dục sẽ gây ra rối loạn khí huyết âm dương.

    Người xưa không chỉ coi trọng ảnh hưởng của thay đổi thời tiết đối với sinh hoạt tình dục mà còn chỉ rõ vào những thời gian tiết khí đặc thù cũng nên tránh chuyện phòng the.

    Ngoài ra khi bực bội, trong môi trường bẩn thỉu hoặc âm u giá lạnh, sau khi cơm no rượu say và phụ nữ vào ba thời điểm có kinh, mang thai và sinh nở đều nên tránh sinh hoạt tình dục để đạt mục đích bảo tinh dưỡng thần, phòng tránh bệnh tật và dưỡng sinh trường thọ.

    Người xưa giải quyết vấn đề theo nguyên lý âm dương, tất cả do âm dương bảo tồn sinh khí (xúc nhi bất tiết); người thời nay giải quyết vấn đề theo nguyên lý thực tế, vả lại người thời nay cường tráng và ít bệnh tật hơn người thời xưa.

    ThS Toàn cũng chia sẻ người thời thượng cổ họ đều biết rõ phép tắc dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa với thuật số, ăn uống có điều độ, làm lụng và nghỉ ngơi có chừng mực, không lao lực. Đó cũng cũng là thứ chúng ta phải học tập.

    Phép 'dưỡng sinh' mùa đông để nâng cao, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 3.Luyện thở cũng có thể dưỡng sinh thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật

    Phép luyện khí dưỡng sinh của y học cổ truyền thì động tác thở cũng là cách để thanh lọc cơ thể, khỏe lục phủ ngũ tạng và đẩy lùi các bệnh lý ở đường hô hấp.