Loại nước người tăng huyết áp nên tránh xa dù thích đến mấy

18/05/2025 00:07

Đồ uống này xuất hiện khắp mọi nơi và được người Việt yêu thích bởi hương vị đậm đà và cảm giác sảng khoái mà nó mang lại. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn là nguy hiểm không nhỏ.

    Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

    Đồ uống này xuất hiện khắp mọi nơi và được người Việt yêu thích bởi hương vị đậm đà và cảm giác sảng khoái mà nó mang lại. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn ấy là ẩn chứa nguy hiểm không nhỏ đối với những ai đang sống chung với bệnh cao huyết áp.

    Rượu - kẻ thù của tăng huyết áp

    Rượu là một trong những đồ uống được nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên loại thức uống này được xem là kẻ thù của tăng huyết áp. Với những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, rượu bia và thuốc lá chứa nhiều chất kích thích không tốt được khuyến cáo không được sử dụng. Tuy nhiên, trong các cuộc vui chơi, nhậu nhẹt người Việt vẫn hay uống rượu bia. Hậu quả là ảnh hưởng đến tim mạch, gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đột quỵ đột ngột.

    Khi uống rượu nhiều sẽ làm cho mạch máu của người tăng huyết áp giãn ra gây tình trạng tụt huyết áp, kèm với thuốc hạ áp sẽ làm huyết áp tụt hơn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt trời lạnh làm mạch co đột ngột.

    Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp không uống quá nhiều bia rượu. Mặc dù uống với số lượng hạn chế cũng giúp có lợi cho sức khỏe của bạn (chừng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày).

    Đồ uống có nhiều đường không tốt cho người tăng huyết áp

    Ngoài rượu, đồ uống có chứa nhiều đường cũng được xem là kẻ thù với người tăng huyết áp. Sau khi cơ thể tiêu thụ quá mức đồ uống chứa nhiều đường chế biến sẽ gây rối loạn chuyển hóa fructose. Lúc này lượng fructose dư thừa sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý béo phì, tăng huyết áp, ung thư, tim mạch…

    Trong nước ngọt có gas, nước ngọt, nước trái cây đóng sẵn… có chứa nhiều fructose. Nếu fructose bị dư thừa sẽ được gan chuyển thành chất béo dự trữ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ đường trong đó có cả fructose từ trái cây tự nhiên, các sản phẩm sinh học thì không gây hại cho sức khỏe.

    Khi uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có đường sẽ làm tăng huyết áp tâm thu thêm 6,9 mmHg và tăng huyết áp tâm trương thêm 5,6 mmHg. Do vậy khuyến cáo người bệnh nên uống đồ uống zero (không đường, không calo).

    ke thu tang huyet ap anh 1

    Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế tiêu thụ các đồ uống có đường.

    Bị tăng huyết áp nên uống gì?

    Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Chất xơ có trong rau củ quả, ngũ cốc (gạo lứt, các loại đậu…) sẽ giúp chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Dưới đây là một số loại đồ uống tốt cho người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

    Nước ép rễ củ cải tốt cho người tăng huyết áp

    Trong củ cải có chứa nhiều nitrat – một chất có khả năng giãn mạch máu, giúp hạ huyết áp tự nhiên. Bên cạnh đó, rễ củ cải còn chứa magie, kali, vitamin C… đều là các chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

    Nước ép lựu

    Các nghiên cứu cho thấy uống nước ép lựu có thể giúp hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong nước ép lựu có nhiều chất chống oxy hóa, kali và chất dinh dưỡng khác tốt cho tim mạch.

    Cacao

    Một số nghiên cứu đã cho thấy người thường xuyên uống cacao có huyết áp thấp hơn so với người không uống.

    Cà phê

    Cà phê được xem là đồ uống yêu thích của nhiều người Việt Nam. Với người huyết áp cao, caffeine trong cà phê có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, nếu uống có kiểm soát dưới 200mg/ngày, tác động có thể được hạn chế.

    Trà không ngọt

    Một số loại trà như trà dâm bụt, trà hoa cúc, trà ô long… có thể hỗ trợ làm giãn mạch máu, góp phần giảm huyết áp. Các hoạt chất có trong loại trà kể trên cũng hỗ trợ cân bằng cholesterol xấu và chất béo trung tính - các yếu tố đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu. Khi dùng các loại trà này bạn nên hạn chế dùng đường/sữa đặc.