![]() |
CDC Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. Ảnh: NIA. |
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2405/SYT-NVY về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội là đơn vị thường trực về công tác phòng chống dịch, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại tại cộng đồng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các hoạt động kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh Covid-19 giai đoạn 2023-2025 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cơ quan này cũng đề nghị CDC Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thường xuyên phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời, hiệu quả; thực hiện lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch, nhất là các trường hợp mắc bệnh nặng để xét nghiệm xác định các biến thể và theo dõi sự lây lan của dịch bệnh.
![]() |
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Thu Giang. |
CDC Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, đặc biệt là giám sát sức khỏe của các hành khách đến từ các quốc gia/khu vực có dịch Covid-19 gia tăng hoặc lưu hành các biến chủng nguy hiểm. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát dịch tại cơ sở y tế và cộng đồng để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, khoanh vùng xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh dịch, kiểm soát sự lây lan và hạn chế ca mắc bệnh nặng, không qua khỏi do dịch bệnh.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 tại cơ sở theo diễn biến, dự báo tình hình dịch để sẵn sàng ứng phó khi số mắc Covid-19 gia tăng, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ. Chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Mặt khác, các đơn vị tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Có giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, bệnh nặng, người cao tuổi,…; khu vực hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật… Đồng thời, tăng cường công tác vệ sinh ngoại cảnh, phòng bệnh, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào các khuyến cáo như: đeo khẩu trang nơi công cộng, các biện pháp phòng bệnh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn... Định kỳ thực hiện việc vệ sinh khử khuẩn tại các khu vực sinh hoạt chung như nhà ăn, sân chơi, phòng sinh hoạt cộng đồng; đồng thời tổ chức tổng vệ sinh môi trường để chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiềm như sốt xuất huyết, sởi, cúm, Covid-19...
Ngoài ra, các đơn vị theo dõi sát tình hình sức khoẻ hàng ngày của trẻ em, người được chăm sóc và cán bộ nhân viên tại cơ sở; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp (ho, sốt, khó thở…), cần kịp thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương để phối hợp xử lý, triển khai biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả.
Nhớ sống hạnh phúc nhé!
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.