
Hình minh họa máy tính về Neisseria gonorrhoeae - loại vi khuẩn gây bệnh lậu - Ảnh: Science Photo Library
Báo Guardian ngày 21-5 cho biết Vaccine trị ung thư: Chỉ còn chờ 7 năm?ĐỌC NGAY
21/05/2025 19:00
Hình minh họa máy tính về Neisseria gonorrhoeae - loại vi khuẩn gây bệnh lậu - Ảnh: Science Photo Library
Báo Guardian ngày 21-5 cho biết Vaccine trị ung thư: Chỉ còn chờ 7 năm?ĐỌC NGAY
Điều đặc biệt là loại vi khuẩn này có mối quan hệ di truyền gần gũi với vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, tác nhân gây bệnh lậu.
Các nghiên cứu của Ủy ban Hỗn hợp về tiêm chủng và miễn dịch (JCVI) cho thấy vắc xin 4CMenB có hiệu quả bảo vệ khỏi bệnh lậu từ 32,7% đến 42% - một con số được đánh giá là “đáng kể” trong bối cảnh chưa có vắc xin nào đặc hiệu cho bệnh này.
Theo tiến sĩ Amanda Doyle - giám đốc quốc gia phụ trách chăm sóc ban đầu của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), đây là “một bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục”.
Bà nhấn mạnh rằng vắc xin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá nhân, ngăn chặn sự lây lan của bệnh, đồng thời làm chậm lại tốc độ phát triển của các chủng kháng kháng sinh - mối đe dọa ngày càng tăng với y tế toàn cầu.
Theo Guardian, đợt tiêm chủng sắp tới sẽ được triển khai thông qua các dịch vụ sức khỏe tình dục do chính quyền địa phương ủy quyền. Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao sẽ được mời tiêm chủng và có thể đồng thời nhận các vắc xin khác như HPV, viêm gan A và B,...
Tiến sĩ Sema Mandal từ Cơ quan An ninh y tế Anh khẳng định: “Việc Anh trở thành quốc gia đầu tiên triển khai vắc xin ngừa lậu không chỉ bảo vệ cộng đồng, mà còn đưa chúng ta vào vị thế tiên phong toàn cầu”.
Bộ trưởng Y tế Anh - bà Ashley Dalton - kêu gọi người dân tích cực tham gia tiêm chủng để “bảo vệ lẫn nhau và góp phần ngăn chặn nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng tăng”.
Trong khi đó ông Richard Angell, giám đốc điều hành tổ chức Terrence Higgins Trust, mô tả vắc xin ngừa lậu này là “một sự thay đổi cuộc chơi” với tiềm năng làm giảm tới 40% số ca mắc bệnh mới.