![]() |
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt như nhìn mờ, mất thị lực. Ảnh: Healthline. |
Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng võng mạc bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu cao. Bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong võng mạc. Vấn đề này phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường và nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, bao gồm mất thị lực và mù lòa.
Dấu hiệu cảnh báo
Theo India Times, một trong những thách thức của võng mạc tiểu đường là bệnh thường phát triển mà không có triệu chứng đáng chú ý ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
Mờ mắt: Đây là triệu chứng ban đầu, trong đó có thể xảy ra tình trạng mờ mắt hoặc khó tập trung vào các vật thể;Mắt đỏ hoặc sưng: Bệnh võng mạc tiểu đường gây viêm ở mắt, khiến mắt đỏ và sưng;Võng mạc đỏ và đen: Bệnh võng mạc tiểu đường gây ra các đốm đỏ và đen trên võng mạc, ảnh hưởng đến thị lực;Đốm đen: Những đốm nhỏ hoặc đốm đen dường như trôi nổi trong tầm nhìn;Các điểm tối hoặc điểm trống trong tầm nhìn: Khi bệnh võng mạc tiểu đường trở nên trầm trọng hơn, các điểm mù có thể xuất hiện trong trường thị giác;Thị lực màu kém: Màu sắc có thể kém rực rỡ hoặc nhạt nhòa;Khó nhìn vào ban đêm: Những người mắc bệnh võng mạc tiểu đường thường gặp khó khăn khi nhìn vào ban đêm.Ngăn ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường
Phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm sự kết hợp giữa nhận thức, thay đổi lối sống và kiểm tra mắt thường xuyên. Bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển biến chứng đe dọa thị lực này, đảm bảo thị lực luôn rõ ràng.
- Kiểm soát lượng đường: Trong trường hợp bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường. Đối với điều này, bệnh nhân tiểu đường nên dùng thuốc theo lời khuyên của chuyên gia y tế và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập khác có thể có lợi cho sức khỏe của mắt.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein và giảm tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, bao gồm bệnh võng mạc tiểu đường. Bỏ thuốc lá là bước quan trọng để bảo vệ thị lực.
- Kiểm tra mắt thường xuyên: Kiểm tra mắt thường xuyên là chìa khóa để phát hiện sớm và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường. Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào, vẫn cần phải kiểm tra mắt ít nhất một lần/năm hoặc nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.