6 bước chăm sóc vết thương hở mau lành

23/05/2025 18:06

Vệ sinh và chăm sóc đúng cách có thể giúp vết thương hở mau lành và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng.

    Vết thương hở, dù nhỏ, nếu không được xử lý đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock.

    Vết thương hở là tổn thương trên da, khiến các mô bên trong cơ thể bị lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như té ngã, va đập, bỏng, động vật cắn, vết đứt tay, phẫu thuật.

    Theo Cleveland Clinic, bạn nên hành động nhanh chóng để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở bằng cách thực hiện theo các bước sau:

    - Bước 1: Rửa tay

    Nếu có thể, bạn nên tránh chạm vào vết thương hở cho đến khi rửa tay kỹ lưỡng. Bước quan trọng này giúp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng.

    - Bước 2: Cầm máu

    Các vết xước và vết cắt nhỏ thường tự cầm máu. Nhưng nếu bị thương nghiêm trọng hơn, bạn nên cẩn thận ép lên vết thương để khiến máu ngừng chảy nhanh hơn.

    Dùng vải hoặc gạc sạch và vô trùng, ấn nhẹ vào vết thương và nâng cao vùng bị ảnh hưởng để giúp cầm máu. Nếu bạn vẫn tiếp tục chảy máu qua gạc hoặc vải, hãy để nguyên vết thương và đặt một miếng vải sạch khác lên trên.

    - Bước 3: Làm sạch vết thương

    Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm sạch để rửa xung quanh vết thương. Loại bỏ mảnh vụn dễ thấy (như sỏi nhỏ hoặc mảnh dằm) nếu có bằng nhíp sạch. Nếu vết thương lớn hoặc có dị vật phức tạp, bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ loại bỏ.

    Không được cạy vết thương hoặc bóc bất kỳ phần da thừa hoặc bị rách. Điều đó có thể khiến bạn đau hơn, làm tổn thương thêm vùng da xung quanh vết thương và quá trình lành chậm hơn.

    - Bước 4: Bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ

    Bạn không cần dùng thuốc này cho các vết xước hoặc vết cắt nhỏ. Nhưng với vết thương lớn, hở, bôi thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh không kê đơn có thể giữ ẩm cho da và ngăn ngừa nhiễm trùng.

    - Bước 5: Băng bó vết thương bằng băng hoặc gạc

    Nếu bạn bị trầy xước hoặc vết cắt nhỏ, hãy để vết thương thông thoáng. Nhưng những vết thương lớn hơn có thể cần được băng bó bằng băng và gạc vô trùng để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng thêm.

    - Bước 6: Vệ sinh khu vực này mỗi ngày

    Tháo băng hoặc gạc ít nhất một lần/ngày để vệ sinh vết thương và thay băng/gạc mới. Đối với những vết thương phức tạp hơn, bạn có thể phải rửa vết thương 2-3 lần/ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Bạn nên đi khám nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào dưới đây, theo Medical News Today:

    Đỏ, sưng hoặc da nóng gần vết thươngCơn đau tăng dần, ngày càng tệ điCó mủ hoặc dịch chảy ra từ vết thươngViêm hoặc loétSốt hoặc ớn lạnhCó mùi hôi.

    Nhớ sống hạnh phúc nhé!

    Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

    Bạn đang đọc bài viết "6 bước chăm sóc vết thương hở mau lành" tại chuyên mục TIN TỨC.