Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

02/07/2025 00:21

Bắt đầu từ ngày 1-7, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính sẽ không còn phải quay lại bệnh viện hằng tháng để lấy thuốc như trước, mà sẽ được cấp thuốc trên 30 ngày.

    cấp thuốc - Ảnh 1.

    Bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

    252 bệnh được cấp thuốc trên 30 ngày

    Theo thông tư mới do Bộ Y tế ban hành ngày 30-6, người bệnh mắc một số bệnh mạn tính thuộc danh mục cho phép sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày, thay vì giới hạn tối đa 30 ngày như lâu nay.

    Đây được coi là bước thay đổi mang tính đột phá, tháo gỡ những bất tiện kéo dài suốt nhiều năm qua, đặc biệt với người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, người cao tuổi hoặc người gặp khó khăn trong việc đi lại.

    Theo đó, danh mục bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày do Bộ Y tế ban hành. Cụ thể, có 16 nhóm bệnh là các bệnh về nhiễm trùng, ký sinh trùng; bệnh của máu; bệnh tâm thần; bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa,…

    Các bệnh mạn tính phổ biến được cấp thuốc trên 30 ngày như tăng huyết áp, Chính thức từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày - Ảnh 2.Nhiều bệnh nhân nguy kịch tại TP.HCM được cứu sống nhờ điều phối thuốc cấp cứu kịp thờiĐỌC NGAY

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vương Ánh Dương, phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết chính sách mới xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu thực sự của bệnh nhân.

    Trong thời kỳ dịch COVID-19, khi Bộ Y tế từng tạm thời kéo dài thời gian cấp thuốc để hạn chế tập trung đông, kết quả cho thấy rất khả quan: người bệnh giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian và chi phí, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng điều trị.

    Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã phối hợp cùng hơn 20 bệnh viện tuyến cuối thuộc nhiều chuyên khoa (nội tiết, nhi, lão khoa, thần kinh, tâm thần…) xây dựng danh mục các bệnh mạn tính có thể kê đơn thuốc dài ngày.

    Ai sẽ được cấp thuốc dài ngày?

    Ông Dương cho hay: "Không phải cứ thuộc danh mục bệnh là mặc nhiên sẽ được kê thuốc trên 30 ngày. Bác sĩ phải đánh giá kỹ tình trạng của từng bệnh nhân trước khi quyết định số ngày cấp thuốc, có thể là 30, 60 hoặc 90 ngày".

    Thông tư cũng quy định rõ người kê đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về đơn thuốc của mình, đảm bảo phù hợp với chẩn đoán, mức độ ổn định của bệnh và khả năng người bệnh tự theo dõi điều trị tại nhà.

    Trong trường hợp thuốc chưa dùng hết nhưng bệnh diễn biến bất thường, hoặc người bệnh không thể tái khám đúng hẹn, bắt buộc phải quay lại cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá và điều chỉnh đơn thuốc nếu cần.

    Ông Dương cũng cho biết Bộ Y tế sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.

    "Kê đơn dài ngày chỉ áp dụng với các bệnh ổn định, phác đồ điều trị rõ ràng, thuốc an toàn và không đòi hỏi xét nghiệm thường xuyên. Đồng thời, người bệnh cũng cần được hướng dẫn kỹ lưỡng để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các tác dụng không mong muốn nếu có" - ông nói.

    Với chính sách mới này, hy vọng hàng triệu bệnh nhân mạn tính sẽ giảm bớt gánh nặng di chuyển, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời vẫn duy trì được chất lượng chăm sóc sức khỏe lâu dài.

    Chính thức từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày - Ảnh 2.Từ 1-7, khám chữa bệnh trái tuyến, khám bệnh từ xa được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

    Từ ngày 1-7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề