Thói quen phổ biến làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
26/07/2025 18:00
Với hầu hết mọi người, việc hình thành cục máu đông là điều đáng sợ và có thể kéo theo nhiều rủi ro sức khỏe, thậm chí tử vong.
Nên ngừng lối sống ít vận động và có thêm nhiều hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày theo cách an toàn và lành mạnh để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông - Ảnh: FREEPIK
Theo Parade, cục máu đông thực chất là một phần bình thường trong quá trình hoạt động của cơ thể. Vấn đề gây nguy hiểm đến tính mạng phát sinh khi Đau đầu kéo dài, coi chừng cục máu đông trong nãoLiệu pháp tự nhiên tránh hình thành cục máu đông gây đột quỵ
Bác sĩ Danielle Belardo, chuyên gia tim mạch dự phòng tại Los Angeles (Mỹ), cảnh báo mọi người nên ngừng lối sống ít vận động, và có thêm nhiều hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày theo cách an toàn và lành mạnh.
"Duy trì lối sống lành mạnh, vận động cơ bắp thường xuyên giúp giữ cho máu lưu thông, và làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông", bác sĩ Belardo nói.
Tương tự, bác sĩ tim mạch Mohanakrishnan Sathyamoorthy, trưởng khoa nội tại Trường Y Burnett thuộc Đại học Texas Christian University bổ sung rằng việc tập thể dục rất quan trọng đối với cơ bắp, giúp ngăn chặn tình trạng ứ trệ, vốn là nguyên nhân chính gây cục máu đông.
Các triệu chứng khác của cục máu đông, theo bác sĩ Belardo, bao gồm ho ra máu, tim đập nhanh, cảm giác choáng váng, khó thở, đau hoặc tức ngực, hoặc nhận thấy sưng tấy, cảm giác ấm lên hoặc thay đổi màu da, đặc biệt ở tay hoặc chân.
Bác sĩ Sathyamoorthy nói thêm, tình trạng sưng một bên cơ thể, xuất hiện đột ngột, thường là ở bắp chân và kèm theo đau hoặc khó chịu, đặc biệt khi gập cơ, là dấu hiệu bạn nên chú ý theo dõi.
Duy trì hoạt động là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa cục máu đông, đặc biệt nếu bạn làm công việc ít vận động hoặc thường xuyên đi những chuyến bay dài mà không đứng dậy và di chuyển. Hãy đi bộ xung quanh khoang máy bay vài giờ một lần trong các chuyến bay dài để giúp máu lưu thông.
Ngay cả khi bạn không đi máy bay, điều quan trọng là phải tìm cách đưa vận động và tập thể dục vào thói quen hàng ngày theo cách khả thi và phù hợp. Chẳng hạn, với một số người, có thể đơn giản là chọn đi thang bộ thay vì thang máy, hoặc đi bộ cùng bạn bè.
Các cách khác giúp ngăn ngừa cục máu đông
Giữ cơ thể đủ nước
Duy trì đủ nước, đặc biệt trong thời tiết nóng, là điều quan trọng để tránh tình trạng máu trở nên đặc hơn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết lượng nước cần uống mỗi ngày và đảm bảo rằng bạn uống đủ.
Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ
Giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bản thân. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một số yếu tố nguy cơ gây cục máu đông bao gồm béo phì, tiểu đường, mang thai, tuổi cao, ít vận động và hút thuốc.
Gặp bác sĩ
Khi có nghi ngờ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Có những xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn để chẩn đoán cục máu đông ở tĩnh mạch sâu hoặc động mạch và có những loại thuốc hiệu quả để điều trị một cách an toàn.
TP.HCM tiêm hơn 9 triệu liều vắc xin AstraZeneca, chưa ghi nhận ca xuất hiện cục máu đông
Sáng 5-5, Sở Y tế TP.HCM cho biết toàn thành phố đã tiêm hơn 9 triệu liều vắc xin AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp xuất hiện cục máu đông sau tiêm chủng.