Tạm ứng khi cấp cứu: Không để bệnh viện lăn tăn 'thủ tục đầu tiên'

07/05/2025 14:00

Những ngày gần đây, vụ việc bé trai được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu nhưng bị phản ánh "phải đóng đủ tiền mới cấp cứu" đã gây làn sóng bức xúc trong dư luận.

    cấp cứu - Ảnh 1.

    Bác sĩ tại khoa cấp cứu đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN

    Hiện nay dù các bệnh viện đặt nguyên tắc bất thành văn là "cứu người trước, viện phí tính sau", thế nhưng trong bối cảnh nhiều bệnh viện đang

    Y tá kiểm tra, sơ cứu cho bệnh nhân - Ảnh: T.HIẾN

    Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

    Theo phản ánh nhiều người dân phải nộp tạm ứng khi khám chữa bệnh, thậm chí có trường hợp số tiền tạm ứng cao gấp đôi viện phí thực tế, gây khó khăn cho bệnh nhân và gia đình, đề nghị Bộ Y tế có nghiên cứu chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho người dân khám chữa bệnh được thuận tiện, nhất là bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

    Trả lời nội dung trên, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết chỉ thị 06 từ năm 2016 yêu cầu các bệnh viện không thu tiền tạm ứng đối với người có thẻ BHYT khi khám và điều trị ngoại trú, đặc biệt là trường hợp cấp cứu. Với bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh viện chỉ thu tạm ứng trong trường hợp cần sử dụng kỹ thuật điều trị chi phí cao và khoản thu này không bao gồm phần chi trả của BHYT.

    Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh 2023, việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.

    "Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp", Luật Khám chữa bệnh nêu rõ.

    Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn có quyền thu tạm ứng viện phí sau khi bệnh nhân đã được ổn định tình trạng, đặc biệt với những trường hợp không có BHYT hoặc không rõ danh tính. Từ đây nảy sinh một vùng xám trong thực tế: nhiều ca bệnh dù được gọi là "cấp cứu" nhưng lại bị trì hoãn chỉ vì sự lúng túng trong khâu xác minh - thanh toán - trách nhiệm tài chính.

    Tạm ứng khi cấp cứu: Không để bệnh viện lăn tăn 'thủ tục đầu tiên' - Ảnh 3.Ứng viện phí cấp cứu: Bệnh nhân khó, bệnh viện cũng khổ

    Sau vụ việc người dân tố ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’, nhiều người cho biết cũng gặp khó khăn khi phải ứng viện phí, bên cạnh đó một số người bày tỏ nên cảm thông với nhân viên y tế.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề