
Tư vấn cho bệnh nhân bị nhiễm sán tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: HÀ TƯỜNG
28/07/2025 18:00
Tư vấn cho bệnh nhân bị nhiễm sán tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: HÀ TƯỜNG
Sán dài 6m ở cô gái 25 tuổi tại Hà Nội được lấy ra ở Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) - Ảnh: BVCC
Không ăn thịt còn sống
Để tránh bị mắc bệnh sán dây bò, thịt trâu, thịt bò, thịt heo phải được kiểm tra sát sinh, nếu phát hiện có ấu trùng phải loại bỏ và tiêu hủy.
Không nên ăn thịt trâu, thịt bò còn sống hoặc chưa được đun nấu chín và cũng không nên ăn các loại rau sống vì cơ hội bị nhiễm bệnh sán dây là điều không thể tránh khỏi.
Nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần, đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.
Biểu hiện ấu trùng sán trong cơ thể
Ấu trùng tại não: biểu hiện chức năng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cư trú của ấu trùng như nói ngọng, cơn co giật, đau đầu dữ dội hoặc rối loạn ý thức.
Ấu trùng tại mắt: các triệu chứng có thể xuất hiện như tăng nhãn áp, chảy nước mắt, giảm thị lực, song thị, chèn ép sau nhãn cầu...
Ấu trùng tại cơ vân: dưới da có thể xuất hiện các nang với kích thước từ 0,5-2cm và di động dễ dàng, không gây ngứa; các nang ở cơ liên sườn, lưng, ngực hoặc cơ bắp tay, chân có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính, máy, giật cơ...
Nang ấu trùng tại cơ tim: tiếng tim biến đổi, làm tim đập nhanh khiến người bệnh khó thở và dễ ngất xỉu...