Người Trung Quốc 'sôi sục' săn lùng 'thần dược trị cúm'

07/01/2025 12:07

Gần đây, Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát mạnh của dịch cúm, khiến nhu cầu về thuốc điều trị như Marboxil tăng cao và khan hiếm.

    'Thần dược trị cúm' được săn lùng tại Trung Quốc - Ảnh 1.

    Marboxil, loại thuốc điều trị cúm được "phong thần" tại Trung Quốc, hiện đang gặp tình trạng thiếu hụt do nhu cầu tăng mạnh trong mùa dịch cúm - Ảnh: XINHUA

    Ngày 6-1, Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia 'Thần dược trị cúm' được săn lùng tại Trung Quốc - Ảnh 2.Cúm A/H5N1 đẩy giá trứng ở Mỹ lên kỷ lục mọi thờiĐỌC NGAY

    Ngoài số ca mắc cúm tăng, tác dụng nhanh chóng và sự tiện lợi của Marboxil là một trong những nguyên nhân khiến nó bị săn lùng.

    "Loại thuốc này hiện đang tiêu thụ rất mạnh, trong khi nhiều khu vực khác đã rơi vào tình trạng hết hàng, khiến giá bán bị đẩy lên cao hơn bình thường", một nhân viên nhà thuốc chia sẻ với trang Blue Whale News chuyên phân tích số liệu ở Trung Quốc.

    Trước khi được phê duyệt vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại Trung Quốc, giá bán lẻ của thuốc Marboxil từng ở mức 498 nhân dân tệ mỗi hộp. 

    Sau khi được phê duyệt, giá của thuốc Marboxil hạ xuống mức hơn 220 nhân dân tệ mỗi hộp, tức là giá mỗi viên thuốc vẫn trên 100 nhân dân tệ.

    Ngay từ mùa đông năm 2023, thuốc Marboxil và thuốc Oseltamivir đã được người tiêu dùng tại Trung Quốc ví như "thuốc thần trị cúm" và nhanh chóng gây sốt trên thị trường.

    Thời điểm đó, Marboxil rơi vào tình trạng khan hàng kéo dài tại nhiều nhà thuốc trên khắp Trung Quốc, với giá bán lẻ tăng vụt lên mức 599 nhân dân tệ mỗi hộp.

    Trước tình trạng người dân đổ xô mua và tích trữ thuốc điều trị cúm, các chuyên gia y tế Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo rằng thuốc Marboxil chỉ được phê duyệt sử dụng để điều trị cúm, không có bằng chứng rõ ràng về tác dụng phòng ngừa.

    Đồng thời, các chuyên gia Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng nguồn cung thuốc kháng vi rút cúm hiện nay vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

    Do đó họ khuyến cáo người dân Trung Quốc không nên tích trữ thuốc gây lãng phí và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt cục bộ tại một số khu vực.

    'Thần dược trị cúm' được săn lùng tại Trung Quốc - Ảnh 2.Dịch bệnh HMPV ở Trung Quốc được lưu ý ra sao?

    Một đợt bùng phát các ca nhiễm Human Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đã gây báo động trên toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe khác 5 năm sau đại dịch COVID-19.