Mãn kinh không đơn giản chỉ là không còn ‘đèn đỏ’

17/10/2024 02:00

Mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Bởi vậy, nhiều người không quan tâm đến vấn đề này và nghĩ mãn kinh đơn giản là không còn kinh nguyệt, thế nhưng thực tế mãn kinh còn dẫn theo hàng loạt hệ lụy về sức khỏe.

    Mãn kinh không đơn giản chỉ là không còn ‘đèn đỏ’ - Ảnh 1.

    Ước tính mỗi năm có khoảng 13 triệu phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cần được chăm sóc sức khỏe - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

    Mỗi năm có 13 triệu phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh

    Chiều 16-10, tại Hà Nội, Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo khoa học hưởng ứng Ngày Vì sao phụ nữ mãn kinh bị loãng xương?

    "Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20 - 30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời. 

    Thế nhưng chị em phải đối mặt với suy giảm chất lượng cuộc sống với nhiều triệu chứng như: bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ.

    Mãn kinh không đơn giản chỉ là không còn ‘đèn đỏ’ - Ảnh 2.

    Độ tuổi mãn kinh trung bình là 48 - 50 tuổi, tuy nhiên sau 35 tuổi, số lượng nang noãn buồng trứng ở phụ nữ giảm - Ảnh minh họa: Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em

    Vì vậy, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh là vấn đề cấp thiết", BS Hồng cho biết.

    BS Trần Thị Thu Hạnh, phó khoa phụ nội tiết Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết việc rối loạn mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, phụ nữ cần chủ động tìm đến các chuyên gia y tế sản phụ khoa, chia sẻ và thảo luận về tình trạng của mình.

    Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe mãn kinh sẽ giúp phụ nữ nhận biết và sẵn sàng cho những thay đổi về sinh lý của cơ thể. Từ đó có những thay đổi lối sống, thói quen tích cực, áp dụng các giải pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe và tâm lý giai đoạn này.

    Ông Tuấn cũng cho hay hiện Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh; hướng dẫn đào tạo nhân lực, triển khai phòng khám tư vấn mãn kinh tại các bệnh viện sản phụ khoa; truyền thông giáo dục cho cộng đồng phụ nữ chủ động đến khám và điều trị.

    Mãn kinh không đơn giản chỉ là không còn ‘đèn đỏ’ - Ảnh 1.Vì sao tuổi mãn kinh phụ nữ châu Á có thể sớm hơn 2-7 năm so với phụ nữ da trắng?

    Tuổi mãn kinh ở phụ nữ châu Á có thể sớm hơn 2 - 7 năm so với phụ nữ da trắng ở châu Âu và Bắc Mỹ, với triệu chứng nặng và kéo dài hơn. Đây là một vấn đề sức khỏe ở phụ nữ đáng báo động nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

    Bạn đang đọc bài viết "Mãn kinh không đơn giản chỉ là không còn ‘đèn đỏ’" tại chuyên mục TIN TỨC.