Lá đinh lăng được coi là 'sâm của người nghèo', vì sao?

04/05/2025 12:02

Được mệnh danh là 'sâm của người nghèo', lá đinh lăng với giá thành phải chăng liệu có lợi ích cho sức khỏe như nhân sâm đắt tiền?

    đinh lăng - Ảnh 1.

    Lá đinh lăng - Ảnh: THANH PHƯƠNG

    Bà P.K.L., 59 tuổi, ngụ ở quận Gò Vấp TP.HCM, cho hay ngày nhỏ bà sống ở một vùng quê miền Bắc. Trước cửa nhà bà trồng nhiều cây Lá đinh lăng được coi là 'sâm của người nghèo', vì sao? - Ảnh 2.Cây Đinh Lăng - vị thuốc quýĐỌC NGAY

    Theo bác sĩ Yến, trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) được ví như một vị thuốc quý, đặc biệt là phần lá, vốn được người dân sử dụng phổ biến như một loại "nhân sâm bình dân". 

    Không phải ngẫu nhiên mà đinh lăng được gọi là "sâm của người nghèo", nó là sự kết hợp giữa giá trị dược liệu cao và tính phổ biến, dễ tiếp cận.

    Lá đinh lăng thuộc họ Araliaceae - cùng họ với nhân sâm (Panax ginseng). Cây được trồng rộng rãi khắp ba miền Việt Nam, dễ sinh trưởng mà không cần chăm sóc đặc biệt. Người dân thường hái lá tươi để nấu canh, làm thuốc, hoặc phơi khô để dùng dần.

    Đặc điểm dễ trồng, rẻ tiền nhưng mang lại nhiều lợi ích khiến đinh lăng trở thành "người bạn" của y học dân gian, đặc biệt ở những vùng nông thôn nơi điều kiện chăm sóc y tế còn hạn chế.

    Đinh lăng chứa saponin như nhân sâm

    Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định giá trị của đinh lăng. Nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế Việt Nam) cho thấy trong rễ và lá đinh lăng có chứa saponin triterpenoid - nhóm hoạt chất sinh học quan trọng, tương tự như trong nhân sâm. Saponin có những tác dụng như tăng sức đề kháng, bồi bổ thần kinh, chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ và chức năng gan.

    Ngoài ra đinh lăng còn chứa 17 loại axit amin, trong đó có các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, cysteine… Vitamin B1, B6, C, có lợi cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch, flavonoid và alkaloid giúp chống viêm, kháng khuẩn.

    Tạp chí Y học Thực nghiệm và Lâm sàng Việt Nam (2020) đã công bố kết quả thử nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá đinh lăng có khả năng tăng cường trí nhớ và làm giảm lo âu trên mô hình chuột thí nghiệm.

    Từ góc nhìn Đông - Tây y kết hợp, lá đinh lăng có các công dụng chính như bổ khí huyết, chống suy nhược. Có thể dùng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi; giải độc, lợi tiểu, giúp thải độc gan, lợi mật, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, mề đay. Uống nước lá đinh lăng giúp ngủ sâu, giảm căng thẳng. Dùng lâu dài giúp nâng cao thể lực, chống mệt mỏi.

    "Không cần phải tốn kém để tìm đến những loại thuốc bổ đắt tiền, lá đinh lăng - "sâm của người nghèo" - là minh chứng cho sự khéo léo và kinh nghiệm ngàn đời của người Việt trong việc dùng cây cỏ quanh mình để giữ gìn sức khỏe", bác sĩ Bạch Yến khẳng định. 

    Gợi ý sử dụng lá đinh lăng hiệu quả

    • Sắc nước uống: 10-20g lá khô, đun với 1 lít nước uống trong ngày.

    • Làm trà: Lá khô sao vàng, hãm như trà để uống hằng ngày.

    • Nấu ăn: Dùng như rau gia vị trong các món canh, cháo, xào trứng.

    • Ngâm rượu: Lá hoặc rễ đinh lăng ngâm rượu dùng tăng cường sinh lực (cần liều lượng phù hợp).

    Những lưu ý khi sử dụng mỗi ngày:

    • Không nên dùng quá liều: Dùng quá nhiều có thể gây mệt, chóng mặt, hạ huyết áp do hoạt tính saponin.

    • Người huyết áp thấp nên thận trọng, dùng liều nhỏ hoặc cách ngày.

    • Không nên dùng liên tục quá 1 tháng: Sau 3-4 tuần, nên nghỉ vài ngày hoặc 1 tuần rồi dùng lại.

    • Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Gợi ý liều dùng an toàn:

    • Lá khô: 10-15g/ngày, nấu với 1 lít nước.

    • Lá tươi: 30-40g/ngày.

    • Uống như nước lọc trong ngày, không uống thay hoàn toàn nước lọc.

    Lá đinh lăng được coi là "sâm của người nghèo", vì sao? - Ảnh 2.Đinh lăng đúc trứng

    Đây là món ăn rất dân dã lại dễ làm. Lá đinh lăng là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe, chú ý khi nấu nhờ chọn những lá non, xanh.

    Đọc tiếp Về trang Chủ đề

    Bạn đang đọc bài viết "Lá đinh lăng được coi là 'sâm của người nghèo', vì sao?" tại chuyên mục TIN TỨC.