Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn?

22/11/2024 18:07

Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.

    Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? - Ảnh 1.

    Táo đỏ đang là mặt hàng "hot" - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

    Các sàn thương mại điện tử ghi nhận lượng bán

    Trẻ nhỏ ăn nhiều táo dễ bị sâu răng, béo phì - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

    "Do táo có vị ngọt (nhiều đường) nên những người bị bệnh về răng, trẻ nhỏ bị chứng cam (bụng ỏng, da vàng), người có giun sán, bị trướng bụng, đầy bụng không nên ăn. Trẻ nhỏ ăn nhiều táo dễ bị sâu răng, béo phì (vì tác dụng tăng trọng).

    Vì tính ấm nên người huyết hư, nội nhiệt hay cơ địa thấp nhiệt, đàm thấp, khí trệ nên hạn chế dùng, nếu ăn nhiều trên 10 quả một ngày và thường xuyên dễ dẫn đến đầy bụng, ăn uống kém, kinh nguyệt không đều, hay bị nổi mụn cũng là lẽ thường gặp. Không nên vì ngon miệng mà ăn theo sở thích, ăn quá nhiều táo đỏ, nhất là ở trẻ nhỏ", lương y Phan Công Tuấn nói.

    Cẩn trọng xuất xứ

    Theo quy định của Bộ Y tế, các vị thuốc nhập khẩu phải kèm chứng nhận CO (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) và CQ (giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa) mới được phép sử dụng.

    Lương y Phan Công Tuấn khuyến cáo tình trạng nhập tràn lan táo đỏ theo đường nông sản hiện nay khó đảm bảo tin cậy, ví như các bao bì táo đỏ ghi xuất xứ ở Trung Quốc nhưng trên bao bì có tên của nơi bán bằng chữ Việt thì rất khó tin chất lượng đảm bảo.

    Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? - Ảnh 3.Cẩn thận mắc sỏi táo dạ dày - ruột vì ăn táo đỏ bổ dưỡng

    Táo đỏ khô đang là loại thảo dược bổ dưỡng không chỉ được sử dụng cho người già mà cả người trẻ để bồi bổ sức khỏe, tốt dáng đẹp da và chữa nhiều bệnh, nhưng nhiều người không biết ăn nhiều sẽ hại nhiều hơn lợi.

    Bạn đang đọc bài viết "Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn?" tại chuyên mục TIN TỨC.