Cùng tìm lời giải cho phát triển thị trường dược phẩm trong nước từ chuyển đổi số

19/10/2024 18:08

Để góp thêm tiếng nói, tìm kiếm giải pháp phát triển thị trường dược phẩm trong nước bằng công cụ chuyển đổi số, báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số.

    Cùng tìm lời giải cho phát triển thị trường dược phẩm trong nước từ chuyển đổi số - Ảnh 1.

    Ban tổ chức, khách mời tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số - Ảnh: NAM TRẦN

    Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ

    GS Nguyễn Anh Trí, thành viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV - Ảnh: NAM TRẦN

    Ông Trí cũng cho hay trước đó khi lấy ý kiến dự thảo, có nhiều tranh luận liên quan đến bán thuốc online. Theo dự thảo, bán thuốc online chỉ bán thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, có vấn đề phát sinh là với những trường hợp khám chữa bệnh từ xa, bác sĩ cũng phải kê đơn. 

    Vậy những trường hợp này có được bán thuốc online không? "Tôi nghĩ rằng cần có cách để nhóm bệnh nhân này được phục vụ. Ban soạn thảo có thể nghiên cứu làm sao để phục vụ nhiều hơn nữa cho người bệnh", ông Trí nhấn mạnh.

    Phát biểu tiếp thu tại hội thảo, ông Chu Đăng Trung, trưởng phòng pháp chế - hội nhập Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), đã có giải trình về các ý kiến nêu ra.

    Trong đó, về quan ngại của TS.BS Trần Thị Nhị Hà liên quan đến kê khai giá, ông Trung cho rằng theo Luật Giá việc kê khai giá vô cùng đơn giản. Việc này do doanh nghiệp tự quyết định và thông báo đến cơ quan quản lý tiếp nhận. 

    Thông báo theo hình thức cập nhật vào dữ liệu cơ sở giá do Bộ Tài chính xây dựng, không có thủ tục hành chính nào cả. 

    "Các doanh nghiệp, cơ sở có thể ngồi ở bất cứ đâu để có thể cập nhật giá bán vào cơ sở dữ liệu. Không có thủ tục gì cả mà rất đơn giản", ông Trung nêu rõ.

    Về danh mục thuốc kê khai giá, theo ông Trung, hiện Bộ Y tế đang được giao nhiệm vụ xây dựng danh mục thuốc kê khai giá, đồng bộ, thống nhất trên cả nước chứ không phải các UBND tỉnh phải làm. 

    Ông Trung nói UBND tỉnh chỉ thực hiện việc đề xuất cơ sở nào phải kê khai, căn cứ trên mô hình, quản lý tại địa phương. Ví dụ như tại Hà Nội có 1.000 cơ sở bán buôn nhưng thấy rằng chỉ cần tập trung đầu mối lớn, chi phối thị trường Hà Nội thì yêu cầu kê khai giá. Với cơ sở bán lẻ chỉ tập trung vào các địa bàn quận, huyện trung tâm, các địa bàn ở vùng sâu vùng xa… 

    "Bởi giá kê khai đó nhằm mục đích theo Luật Giá chỉ nhằm đánh giá, phân tích thị trường, chứ không làm gì khác", ông Trung nhấn mạnh.

    Về công bố giá vẫn thực hiện theo Luật Dược 2016.

    Về các ý kiến kiến nghị xem xét bổ sung cho phép bán thuốc online với thuốc kê đơn, ông Trung cho hay việc xây dựng quy định thuốc không kê đơn được bán online đã được tổng kết, thi hành, đánh giá. 

    Đặc biệt, theo ông Trung, ban soạn thảo đã tiến hành tham khảo các nước và thấy 100% các nước bán thuốc không kê đơn. Đối với thuốc kê đơn, không phải quốc gia cũng cho phép bán online. 

    Do vậy, ông Trung xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của các đại biểu để xem xét, đánh giá, báo cáo lại Chính phủ để xem xét có thể mở rộng thêm hay có lộ trình thực hiện nhằm tiến tới giải quyết được ý kiến của đại biểu. 

    Đối với các ý kiến khác, ông xin tiếp thu, báo cáo lại.

    Hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, phát triển công nghiệp dược bằng chuyển đổi số

    Phát biểu kết luận hội thảo, TS.BS Trần Thị Nhị Hà nêu rõ thuốc là mặt hàng rất đặc biệt, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân. 

    Bà đánh giá báo Tuổi Trẻ đã rất tâm huyết lựa chọn chủ đề phát triển ngành dược phẩm trong nước và chuyển đổi số trong Luật Dược. Đây là chủ đề nóng, mang tính chất thời sự, được cử tri, nhân dân cả nước quan tâm, nhất là khi dự Luật Dược sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

    Theo bà Hà, các đại biểu đã thảo luận xung quanh nội dung rất hay, tâm huyết về thương mại điện tử trong kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc, công bố giá bán buôn, kê khai giá, niêm yết giá, các biện pháp quản lý giá, kê đơn thuốc điện tử, khám, chữa bệnh từ xa… 

    "Đây là việc cử tri rất quan tâm. Nếu chúng ta hoàn thiện được các quy định rõ ràng, minh bạch, chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu phát triển thị trường dược phẩm, nhất là có các giải pháp quan trọng về chuyển đổi số, công nghệ số. 

    Tôi hy vọng các ý kiến sẽ được các đại biểu Quốc hội, cơ quan, bộ, ban, ngành, nhất là ban soạn thảo tiếp thu để đưa ra các nội dung trong Luật Dược sửa đổi hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn nhất trước khi các đại biểu ấn nút thông qua dự luật", bà Hà nêu rõ. 

    Bà nhấn mạnh việc cần tìm lời giải cho sự phát triển thị trường dược phẩm, chuyển đổi số và đây là xu hướng tất yếu mà Chính phủ, các bộ, ban ngành rất quan tâm. Bà kỳ vọng các giải pháp từ cơ quan quản lý sẽ hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và phát triển ngành công nghiệp dược bằng chuyển đổi số hoặc có giải pháp quan trọng quản lý giá thuốc. 

    "Mục tiêu cuối cùng làm sao để người dân tiếp cận thuốc, dược phẩm nhanh chóng, thuận lợi nhất. Giá thuốc đảm bảo hợp lý và thuốc được sử dụng an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt nhất", bà Hà nói thêm.

    Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước: Áp dụng chuyển đổi số vào ngành dược

    Hội thảo "Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số" có sự tham dự của 80 đại biểu đến từ Ủy ban xã hội của Quốc hội, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược, Bộ Công Thương, các chuyên gia ngành dược, chuyên gia về tin học y tế, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối dược, các nhà thuốc và người tiêu dùng.

    Đặc biệt, hội thảo trình bày nhiều nội dung cùng các tham luận xoay quanh chủ đề về sửa đổi bổ sung Luật Dược, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, đơn thuốc điện tử, bình ổn giá thuốc, bán thuốc trên nền tảng trực tuyến…

    Tại hội thảo, các tổ chức, cá nhân có những đóng góp, nhìn nhận từ thực tiễn trong việc thực hiện kê khai giá thuốc, quản lý giá thuốc thống nhất và minh bạch, duy trì bình ổn giá, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác điều trị và nâng cao khả năng tiếp cận thuốc của người dân.

    Hướng đến mục tiêu kết nối bác sĩ - nhà thuốc - bệnh viện, để thuận tiện trong việc kiểm soát mua bán thuốc cho người dân.

    Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đối số - Ảnh 1.Ngành dược chuyển đổi số, có lợi cho người bệnh

    Chuyển đổi số được coi là hướng đi hiệu quả của nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực. Trong đó, ngành dược - mặt hàng nhu yếu phẩm của mọi nhà - không nằm ngoài xu thế đó.