Cảm cúm, viêm xoang và một số bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

16/10/2024 12:08

Bệnh hô hấp thường xảy ra quanh năm, nhưng tần suất mắc nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường. Hiểu rõ về các bệnh hô hấp thường gặp giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa, điều trị sớm để bảo đảm sức khỏe.

    Cảm cúm, viêm xoang và loạt bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa - Ảnh 1.

    Bệnh hô hấp thường xảy ra quanh năm, nhưng tần suất mắc nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa - Ảnh minh họa/ Nguồn: Getty Images

    Chị Thu Giang (27 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) bị viêm xoang nhiều năm nay. Khi thay đổi thời tiết hay ra chỗ đông người, nhiều khói xe là bị hắt hơi liên hồi, đêm lại bị nghẹt và chảy nước mũi.

    Dù đã dùng thuốc kết hợp rửa mũi hằng ngày nhưng vẫn không thấy hiệu quả. Thời tiết đang chuyển sang mùa lạnh, tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi lại xảy ra thường xuyên hơn khiến chị Giang cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

    Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết vào thời điểm giao mùa thu - đông, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi bất thường là môi trường thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp hoạt động mạnh. Có 6 

    Hiểu rõ về các bệnh hô hấp thường gặp để chủ động hơn trong việc phòng ngừa, theo dõi, điều trị sớm để bảo đảm sức khỏe - Ảnh minh họa

    Bệnh viêm phế quản

    Bệnh có 2 thể là cấp tính và mạn tính:

    Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do vi rút.

    Viêm phế quản mạn tính: Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là viêm phổi tắc nghẽn mạn tính). Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

    Triệu chứng của viêm phế quản bao gồm: ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng; sốt, các cơn sốt có thể diễn ra theo từng cơn hoặc sốt liên tục kéo dài; đờm tiết ra từ đường hô hấp có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè.

    Bệnh viêm phế quản có thể lây qua 2 đường chính là tiếp xúc trực tiếp giữa người với người; lây lan qua các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chén, bát, bàn chải,…

    Bệnh viêm tiểu phế quản

    Đây là một bệnh phổi phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi và trong những tháng mùa đông. Bệnh thường lây cho người khác thông qua những giọt nước trong không khí khi bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. 

    Hoặc khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh như khăn, đồ chơi sau đó lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.

    Triệu chứng của viêm tiểu phế quản bao gồm: ho, có thể có đờm hoặc không đờm; sốt cao hoặc nhẹ, sốt từng cơn hoặc liên tục, có trẻ không bị sốt; sổ mũi, nghẹt mũi; đờm tiết ra nhiều, có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè, thở nhanh; trẻ biếng ăn.

    Bệnh viêm phổi

    Là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hoặc một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.

    Triệu chứng của bệnh bao gồm: tức ngực, khó thở; mệt mỏi, suy nhược; thân nhiệt luôn tăng cao không giảm, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. 

    Trong một số trường hợp, người cao tuổi và có hệ miễn dịch yếu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với bình thường. Có thể xuất hiện các tình trạng như: tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.

    Phòng bệnh thế nào?

    Các bác sĩ lưu ý, để phòng tránh các bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa, nên giữ cơ thể đủ ấm khi trời lạnh, nhất là vùng cổ, ngực, tay và gan bàn chân; tắm, gội đầu bằng nước ấm trong phòng kín gió, không tắm muộn; hạn chế dùng quạt máy, điều hòa.

    Sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, tập thể dục, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Vệ sinh vùng miệng, họng, mũi đều đặn.

    Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%; đánh răng sau ăn, trước và sau khi đi ngủ; rửa tay sạch bằng xà phòng. Không hút thuốc lá, tránh uống nhiều nước lạnh, có đá. Tăng cường ăn rau xanh và uống nhiều nước ấm hoặc nước trái cây tươi.

    Người bệnh không tự ý mua thuốc kháng sinh về uống. Khi có dấu hiệu bệnh cần tiến hành thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ. Tiêm phòng ngừa cúm theo hướng dẫn, tiêm ngừa phế cầu với người có nguy cơ cao.

    Cảm cúm, viêm xoang và một số bệnh đường hô hấp thường gặp khi giao mùa - Ảnh 3.Uống 'nước' để chữa bệnh, nhiều người rơi vào tình trạng nguy kịch, cận kề cửa tử

    Thời gian vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bệnh.