![]() |
Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi mắc cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ảnh: Drops Clinic. |
Khi mang thai, phụ nữ có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường nên rất dễ bị cúm, cảm lạnh tấn công. Tình trạng này gây ra các triệu chứng khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.
Cảm lạnh hoặc cúm trong thai kỳ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng, vì vậy điều quan trọng là phải tìm kiếm sự tư vấn y tế ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng.
Bà bầu mắc cúm, cảm lạnh có được uống thuốc?
Theo Health Shots, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, đặc biệt là trong vài tuần đầu. Một số loại thuốc trị cúm, cảm lạnh có thể chứa các thành phần gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển.
Siro ho và miếng dán mũi được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng không nên dùng các loại thuốc như aspirin và ibuprofen để tránh biến chứng.
Phụ nữ nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về thời điểm an toàn để dùng thuốc trong thai kỳ. Thông thường, bác sĩ có thể khuyến nghị chờ đến sau tam cá nguyệt đầu tiên, đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
Mẹo điều trị cảm lạnh khi mang thai
Theo What To Expext, hầu hết bác sĩ đề xuất các biện pháp điều trị không dùng thuốc và điều chỉnh lối sống ban đầu. Dưới đây là những gì bạn có thể làm:
- Uống đủ nước: Sốt, hắt hơi và sổ mũi sẽ khiến cơ thể mất nước, những chất mà bạn và bé cần. Đồ uống ấm sẽ đặc biệt hữu ích, vì vậy hãy để một bình giữ nhiệt đựng đồ uống nóng như trà gừng hoặc súp nóng như nước dùng gà cạnh giường.
- Hãy vận động: Nếu bạn không bị sốt hoặc ho và cảm thấy khỏe, hãy tập một số bài tập nhẹ đến vừa phải, an toàn cho bà bầu. Điều này thực sự có thể giúp bạn cảm thấy khỏe nhanh hơn.
- Xông hơi: Hít hơi nước để giảm nghẹt mũi. Bạn chỉ cần nhắm mắt lại và đưa đầu lại gần một chậu nước nóng. Giữ khoảng cách và không tiếp xúc trực tiếp với nước. Hít thật sâu và chậm trong ít nhất hai phút.
- Đừng bỏ ăn: Chắc chắn bạn có thể không có cảm giác thèm ăn, nhưng việc ăn uống lành mạnh nhất có thể khi bạn cảm thấy muốn ăn sẽ giúp giảm một số triệu chứng cảm lạnh.
- Tập trung vào các loại thực phẩm giàu vitamin C: Chúng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Hãy thử tất cả trái cây họ cam quýt (cam, quýt, bưởi), dâu tây, dưa lưới, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bắp cải tím và rau bina.
- Nghỉ ngơi: Bạn có thể có rất nhiều việc phải làm ở nhà hoặc ở cơ quan, nhưng đừng quên nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi đầy đủ là cần thiết để cơ thể phục hồi.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Khi bị cảm lạnh, cổ họng sẽ bị đau. Hãy giảm đau họng bằng cách súc miệng bằng nước muối ít nhất 3 lần/ngày.
- Mật ong và chanh: Mật ong và chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng nên việc trộn chúng với nước ấm có thể là phương thuốc trị ho tự nhiên.
- Nâng cao đầu khi ngủ: Cách bạn ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến việc chống chọi với cúm, cảm lạnh. Hãy kê gối cao đầu để giúp thở dễ dàng hơn. Miếng dán mũi, giúp mở rộng đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn, cũng có thể hữu ích.
Cuốn sách Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.