Bệnh nhân bị bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, có thể sống được lâu hơn một phần quan trọng chính là việc bổ sung dinh dưỡng đúng.
Biểu hiện của cơ thể khi gan bị bệnh - Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, cho biết gan chiếm vị trí quan trọng trong chuyển hóa, không chỉ giúp hấp thu chất dinh dưỡng mà còn thải trừ chất độc.
Thừa hay thiếu dinh dưỡng đều là gánh nặng cho gan
Các tuyến nội tiết, hệ thống thần kinh... đều tham gia tác động kích thích vào điều hòa sự chuyển hóa trong gan, loại trừ độc chất và tái phân phối các chất tới máu ngoại vi.
Sự hoạt động không bình thường của gan do khẩu phần ăn không đủ lượng protein, gluxit, lipit, vitamin, vi khoáng hoặc do cơ thể kém hấp thu. Ngược lại, nếu gan bị suy yếu sẽ gây rối loạn sự chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, khẩu phần dư thừa protein, lipit, có nhiều axit béo no đã làm tăng thêm các bệnh lý về gan. Triệu chứng suy gan có thể ở dạng cấp hoặc mạn tính. Đặc biệt, có một số bệnh nhân mắc cả hai thể.
Thể suy gan kịch phát thường do vi rút hoặc gan bị nhiễm độc. Thể suy gan mạn tính như viêm gan do rượu hoặc nhiễm khuẩn suy gan cấp hoặc mạn đòi hỏi phải hỗ trợ dinh dưỡng kéo dài để kéo dài sự sống.
Đặc biệt, với trẻ em, thiếu protein trong thời gian cơ thể phát triển đã gây bệnh
Gan là tổ chức duy nhất trong hệ thống tiêu hóa có khả năng tái sinh toàn bộ khối lượng tế bào trong vòng 50 ngày.
Do đó các biện pháp phòng và điều trị bệnh gan đều nhằm khôi phục khả năng tái sinh các yếu tố tác động tới tế bào gan như steroid, sự sinh trưởng nội tiết và sự bổ trợ, bổ sung các dinh dưỡng hợp lý để giữ được quá trình hoạt động bình thường, sinh bệnh lý, quá trình chuyển hóa chất và khắc phục các rối loạn cần thiết.
Yếu tố quan trọng nhất đối với các bệnh lý về gan là bổ sung hợp lý protein và axit amin theo lứa tuổi và sức lao động.
Sau khi được tăng cường lượng protein thỏa đáng và đủ năng lượng, các triệu chứng về gan sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khẩu phần dư thừa protein, lipit có nhiều axit béo no đã làm tăng thêm các bệnh lý về gan.
Trong các bệnh lý về gan, các chức phận hoạt động của gan đã bị tổn thương có kèm theo về não và thận… và để tránh quá tải cho bệnh nhân, tốt nhất là đưa protein vào bằng đường ruột.
Còn nguồn protein tốt nhất lại là từ thực phẩm như: thịt đỏ, thịt gà, cá và thịt lợn, sữa tươi, phomai và sữa, các loại đậu, các quả hạch và hạt…
Tốt nhất, người bị bệnh gan nên ăn: 60 - 70% chất bột (cơm, mì, bánh mì…); 20 - 30% protein; 10 - 20% mỡ không bão hòa; 8 - 12 ly nước (200-250ml/ly) mỗi ngày; ít muối; ăn nhiều trái cây và rau tươi; tránh rượu và các thực phẩm được chế biến sẵn…
Ngoài ra, các loại vitamin, đặc biệt trong cơ thể động vật có vitamin A và tiền sinh tố A (Beta caroten) được dự trữ ở gan rất cao (3,3mg% ở gan lợn, 9,7% ở gan gà và 19,4mg% ở gan bò), là nơi cung cấp đều đặn 0,5% lượng retinol hằng ngày để hình thành các tế bào gan và thực hiện quá trình chuyển hóa từ gan ra các mô ngoại biên và lại tái hấp thu từ ruột trở lại gan.
Việc bổ sung vitamin A, E, axit béo omega 3 có trong dầu gấc, gan… rất có tác dụng để phòng và điều trị ung thư gan, xơ gan, phòng nhiễm độc tố aflatoxin trong gan và tăng miễn dịch đề kháng của cơ thể.
Phát hiện đáng chú ý về hoạt động của gan liên quan đến chế độ nhịn ăn
Nghiên cứu của Israel và Pháp phối hợp thực hiện đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn cách ngày kích hoạt các gene chủ chốt và các yếu tố thúc đẩy gan khiến lá gan hoạt động hiệu quả hơn.