Bệnh viện phải khám ban đêm, lối ra nào giảm quá tải?

02/08/2024 12:08

Từ hôm qua (1-8), Bệnh viện Bạch Mai đã mở rộng khung giờ khám hằng ngày. Đây là bệnh viện đầu tiên của cả nước mở khám cả ban đêm, từ 17h - 21h.

    Bệnh viện phải khám ban đêm, lối ra nào giảm quá tải?- Ảnh 1.

    Thạc sĩ điều dưỡng Nguyễn Phương Tâm tư vấn cho các bệnh nhân chờ đợi tại Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 khoa khám bệnh theo yêu cầu - Ảnh: NG.KHÁNH

    Tình trạng quá tải tại các

    Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Sở Y tế Hà Nội - Đồ họa: TẤN ĐẠT

    Khắc phục triệt để quá tải bệnh viện

    Mặc dù các bệnh viện đã có nhiều giải pháp trong việc giảm quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ cho người bệnh, thế nhưng các chuyên gia cũng cho rằng đây chỉ là những giải pháp tình thế. Cần có những giải pháp khắc phục triệt để, lâu dài đối với hệ thống y tế hiện nay.

    Trong báo cáo tổng kết công tác y tế và nhiệm vụ giải pháp năm 2024, Bộ Y tế cũng nhận định hiện nay tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và một số tỉnh thành chưa được khắc phục triệt để.

    Nguồn vốn đầu tư công cho lĩnh vực y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cấp và mở rộng quy mô khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Trong đó, một số nguyên nhân khách quan là do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên do mô hình bệnh tật thay đổi, tác động của già hóa dân số khiến hệ thống y tế không đáp ứng kịp thời, gây quá tải bệnh viện.

    Không có tình trạng quá tải nội trú tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2Bệnh viện quá tải, người bệnh ung thư ‘rồng rắn’ xếp hàng đợi thăm khám

    Để hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến, quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp.

    Đến nay, cả nước có 23 bệnh viện hạt nhân (14 bệnh viện trực thuộc trung ương, 8 bệnh viện thuộc Sở Y tế TP.HCM, 1 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội) và 138 bệnh viện vệ tinh tại 62 tỉnh thành, trong đó 100% bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh có thể "chia lửa" cho tuyến trên. Ngoài ra có một số bệnh viện tuyến huyện ở vùng sâu, vùng xa.

    Đầu 2024, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã đưa ra nhiều giải pháp củng cố y tế cơ sở, phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới.

    Trong đó, đáng chú ý quy hoạch đã đưa ra định hướng về phát triển y tế vùng theo 8 vùng kinh tế xã hội nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế.

    Ngoài ra, các bệnh viện chuyên khoa tim mạch, ung bướu... cũng được đặt tại các vùng, giảm tải cho các bệnh viện tại Hà Nội và TP.HCM như hiện nay.

    Sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động

    Cuối tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Y tế về việc khẩn trương giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại hai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tiếp tục thực hiện dự án và đưa vào vận hành trong năm 2024. Tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, không để chậm trễ kéo dài.

    Dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với tổng mức đầu tư 5.000 tỉ đồng/bệnh viện, đồng khởi công cuối năm 2014.

    Hai dự án được kỳ vọng sẽ giúp người dân được tiếp cận những dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại khu vực Hà Nam và các tỉnh lân cận, giảm tải cho cơ sở chính của hai bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai ở Hà Nội. Tuy nhiên, cả hai dự án này đã chậm tiến độ 10 năm và chưa biết khi nào mới có thể hoạt động tiếp đón bệnh nhân.

    Bệnh viện Việt Đức quá tải, nhiều giường bệnh phải kê dọc hành lang - Ảnh: D.LIỄU

    Bệnh viện Việt Đức quá tải, nhiều giường bệnh phải kê dọc hành lang - Ảnh: D.LIỄU

    Lối ra nào cho tình trạng quá tải bệnh viện?

    Người dân quan tâm hơn tới sức khỏe và muốn lên tuyến trên khám cho "yên tâm" là lý do chính dẫn tới số người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tăng cao thời gian gần đây. Theo ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, không chỉ bệnh viện ông mà nhiều bệnh viện khác cũng gia tăng khá cao về số lượng người đến khám trong thời gian gần đây.

    Ngay Bệnh viện Đa khoa Đống Đa ở Hà Nội hiện cũng có đến 1.000 người khám bệnh/ngày, Bệnh viện E số lượt khám cũng khá đông, Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai nhiều thời điểm không còn giường vì người bệnh gia tăng...

    Phải tăng được số giường bệnh, số cơ sở y tế chất lượng, dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến dưới được nâng chất để người bệnh yên tâm lựa chọn mới giải quyết được tận gốc vấn đề.

    Hơn 10 năm trước, Chính phủ đã dành hơn 10.000 tỉ đồng đầu tư cho Bệnh viện Việt Đức 2 và Bệnh viện Bạch Mai 2, nhưng hiện các cơ sở này vẫn còn rất ngổn ngang và lời hẹn cuối 2024 có thể mở cửa đã không thành.

    Trong tình hình này, từ nay đến giữa 2025 khu vực Hà Nội có thêm hai bệnh viện đi vào hoạt động, bao gồm Bệnh viện Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) cơ sở Linh Đường (quy mô giai đoạn 1 là 300 giường bệnh) và Bệnh viện Nhi Hà Nội (quy mô giai đoạn 1 là 200 giường).

    Theo ông Lê Ngọc Thành, hiệu trưởng Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Bệnh viện Đại học Y Dược được đầu tư mạnh bằng nguồn vốn nhà nước với hệ thống trang thiết bị trị giá khoảng 500 tỉ đồng. Hiện nhà trường và bệnh viện đang tiến hành các thủ tục để có thể đi vào hoạt động từ quý 2-2025.

    "Khu vực mà bệnh viện đặt cơ sở đông dân và có bệnh viện này sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại đây. Nhân lực phục vụ tại bệnh viện sẽ lấy một phần từ các chuyên gia, bác sĩ đang làm việc tại trường và đều là các bác sĩ lành nghề.

    Ngay sau khi giai đoạn 1 của bệnh viện xong, chúng tôi sẽ triển khai giai đoạn 2 với quy mô toàn bộ hai giai đoạn là bệnh viện 1.000 giường" - ông Thành cho biết.

    Ngoài ra tại khu vực quận Cầu Giấy, Trường đại học Y Dược cũng đang phát triển dự án Trung tâm Y khoa đại học, hiện cũng đang ở giai đoạn cuối và sẽ sớm đi vào hoạt động.

    Dịp 10-10 tới đây, nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô, Hà Nội sẽ đưa Bệnh viện Nhi Hà Nội nằm tại quận Hà Đông đi vào hoạt động.

    Với quy mô giai đoạn 1 là 200 giường bệnh, đây là bệnh viện chuyên khoa nhi đầu tiên của Hà Nội, cũng sẽ là cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho trẻ em ở khu vực phía tây Hà Nội, khu vực quận Hà Đông, huyện Thanh Trì và nhiều quận huyện khác nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế như Bệnh viện Nhi trung ương, khoa nhi Bệnh viện Xanh Pôn và khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai.

    Về lâu dài, cơ sở này cũng sẽ có quy mô 500 giường bệnh.

    Ngày đầu Bệnh viện Bạch Mai khám đến 21h: Thuận lợi hơn cho người dânNgày đầu Bệnh viện Bạch Mai khám đến 21h: Thuận lợi hơn cho người dân

    Ngày 1-8, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khám chữa bệnh đến 21h. Nhiều người dân đã đăng ký online, có mặt tại bệnh viện để được thăm khám.

    Bạn đang đọc bài viết "Bệnh viện phải khám ban đêm, lối ra nào giảm quá tải?" tại chuyên mục TIN TỨC.