Đặc biệt, trong ăn uống hằng ngày cũng nên tuân theo cách ăn như sau:
- Kiêng ăn về số lượng: Không nên ăn quá no, quá nhiều và cũng không nên để quá đói.
- Kiêng ăn thiên lệch: không nên ăn quá nhiều một thứ gì đó.
- Kiêng kỵ khi bị bệnh: Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng loại bệnh và thể bệnh mà tiến hành kiêng kỵ cho hợp lý.
- Kiêng kỵ theo thể chất: Người có thể chất thiên nhiệt nên kiêng các thức ăn quá cay nóng, người có thể chất thiên hàn nên kiêng các thức ăn quá lạnh. Người đàm trệ nên kiêng đồ ăn thức uống quá béo bổ...
- Kiêng kỵ theo tuổi: Trẻ em nên kiêng đồ ăn thức uống sống lạnh vì dễ gây thương tổn tỳ vị, người già nên kiêng ăn thức ăn quá béo, quá ngọt hoặc quá mặn...
- Kiêng kỵ theo giới: Phụ nữ có thai nên kiêng các thức ăn có tính chất quá cay nóng, dễ kích thích hoặc quá sống lạnh, phụ nữ sau khi sinh con nên kiêng các thức ăn có tính lạnh...
- Kiêng kỵ theo bệnh: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn tính thể tỳ vị hư hàn nên kiêng ăn đồ sống lạnh; Người bị liệt dương thể âm hư nên kiêng các thực phẩm có tính cay nóng như thịt chó, thịt dê, gừng, tỏi, rượu trắng; Người hay bị mụn nhọt cũng nên kiêng ăn các loại thức ăn này.
- Kiêng kỵ theo mùa và thời tiết: mùa hạ dương khí vượng thịnh, thời tiết nóng bức nên kiêng các thức ăn có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê, ớt, hạt tiêu, gừng, quế, hồi...; mùa đông lạnh lẽo nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua, ốc, dưa hấu, dưa chuột, trai, hến...
- Kiêng các thức ăn biến chất, thiếu vệ sinh.
- Kiêng kỵ khi phối hợp thực phẩm với thực phẩm, ví như: cá diếc kỵ gan lợn và kinh giới, thịt gà kỵ mận, thịt dê kỵ giấm và bí đỏ...
- Kiêng kỵ khi phối hợp thuốc và thực phẩm, ví như: khi uống thuốc có thục địa thì kiêng ăn cà rốt, hành và hẹ ; khi uống thuốc có cam thảo thì kiêng ăn rau cải; Khi uống thuốc có thiên môn thì kiêng ăn cá chép...