10 mẫu xét nghiệm người tiếp xúc gần cô gái tử vong vì bạch hầu đều âm tính
11/07/2024 00:09
Đội phản ứng nhanh của ngành y tế Nghệ An đã điều tra, giám sát hướng dẫn, chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh bạch hầu tại huyện Kỳ Sơn.
Các bác sĩ phát thuốc kháng sinh cho người dân xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - Ảnh: QUANG TIẾN
Chiều 10-7, ông Nguyễn Đình Du -phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An - cho biết 10 mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng và mẫu máu của những người tiếp xúc gần với cô gái 18 tuổi tử vong vì Người mắc bạch hầu đến 5 quán karaoke, 8 F1 âm tínhĐỌC NGAY
Bà Vi Thị Thanh - chủ tịch UBND xã Phà Đánh - cho biết: "Với quyết tâm không để dịch lây lan, xã đã phun hóa chất khử khuẩn toàn bản Phà Khảo, truyền thông phòng chống dịch tại xã bằng tiếng Kinh, tiếng địa phương (Khơ Mú); hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, khử khuẩn.
Trước mắt, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân được cách ly, uống thuốc và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày".
Theo CDC Nghệ An, từ năm 2017 đến nay tại tỉnh này ghi nhận một số ca mắc bệnh bạch hầu, rải rác trên một số địa bàn thuộc huyện Kỳ Sơn. Tuy nhiên không có ca nào tử vong.
Kỳ Sơn là huyện có dịch bạch hầu lưu hành trong nhiều năm nay. Bộ Y tế đã có các quyết định về hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị ca bệnh rất chi tiết, cụ thể. Trong điều trị, có hướng dẫn sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), sử dụng kháng sinh...
Trường hợp cô gái ở huyện Kỳ Sơn tử vong do bạch hầu có một phần nguyên nhân bệnh nhân không tiêm phòng vắc xin từ nhỏ, khi phát hiện bệnh muộn và chậm chuyển tuyến theo khuyến cáo của cơ sở y tế.
Ngày 9-7, UBND tỉnh Nghệ An đã có công điện khẩn gửi các sở ngành, chủ tịch UBND 21 huyện, thành phố, thị xã về việc tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bạch hầu (nếu có) kịp thời, xử lý ngay không để lây lan.
Sở Y tế Nghệ An cần đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch, đủ mũi, an toàn, chất lượng, đặc biệt rà soát các đối tượng chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ các vắc xin có thành phần bạch hầu để tổ chức tiêm vét.
Đảm bảo tất cả các trẻ, kể cả trẻ vãng lai, trên địa bàn đều được tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản và nhắc lại, đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 95% ở tất cả các xã, phường, thị trấn, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, nơi tiếp cận với dịch vụ y tế còn hạn chế, để tránh việc trẻ bị mắc bệnh do tiêm vắc xin muộn hoặc không được tiêm vắc xin.
Bệnh bạch hầu có vắc xin phòng nhưng vì sao chưa thanh toán được?
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca vào các tháng 1, 2 và 4); Nghệ An (1 ca, tháng 6-2024, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca, tháng 7-2024).