Từ ngày 15/5 đến 15/6, Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế.
Đợt cao điểm lần này là bước thực hiện các chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ tại các công điện số 41, 55, 65 và Chỉ thị số 13/CT-TTg, trong bối cảnh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có dấu hiệu gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo đó, Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực: dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế.
Cụ thể:
Cục Quản lý Dược thành lập 5 tổ kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm.Cục Y, Dược cổ truyền thành lập 2 tổ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.Cục An toàn thực phẩm thành lập 5 tổ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng.Cục Hạ tầng và Thiết bị y tế thành lập 3 tổ kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị y tế.Thành phần nhân sự tham gia các tổ kiểm tra của mỗi Cục là cán bộ công chức công tác tại Cục và công chức thuộc các đơn vị khác được trưng dụng. Bộ Y tế cũng đề nghị các Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, thành phố thành lập đoàn kiểm tra tại địa phương.
![]() |
Cơ quan chức năng kiểm đếm thực phẩm chức năng giả. Ảnh: Vietnamnet. |
Hoạt động kiểm tra tập trung vào việc chấp hành quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và quảng cáo các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế. Đặc biệt, các tổ công tác sẽ giám sát chặt chẽ các nội dung: sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái; việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền, trong đó kiểm tra vai trò của các nhà khoa học, cán bộ y tế tham gia quảng bá sản phẩm; phát hiện, xử lí tình trạng quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
Đối tượng kiểm tra là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, hộ kinh doanh trực tiếp kinh doanh dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền, thiết bị y tế.
Nội dung kiểm tra tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, lưu trữ; việc thực hiện pháp luật, các quy định về dược, mĩ phẩm tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm.
Việc thực hiện các quy định về thuốc cổ truyền, dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, phòng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, hộ kinh doanh trực tiếp kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, sữa, thực phẩm chức năng; thực hiện pháp luật, các quy định về thiết bị y tế tại các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị y tế.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các nhà khoa học, cán bộ ngành y kí cam kết không tham gia quảng cáo sai lệch, không giới thiệu sản phẩm chưa xác minh rõ tài liệu pháp lí, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.
Các đơn vị được giao làm đầu mối và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý Dược để tổng hợp trước 17h ngày 17/6. Cục Quản lý Dược dự thảo báo cáo của Bộ Y tế để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành trước 17h ngày 19/6.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/bo-y-te-mo-chien-dich-truy-quet-duoc-pham-my-pham-gia-a9876.html