Sản phẩm kẹo Kera tại kho Công ty Chị Em Rọt do cơ quan công an thu giữ - Ảnh: A.X.
Theo đánh giá của Chính phủ, qua gần 17 năm thực hiện, các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản hướng dẫn, TP.HCM: Thêm nhiều nhà cung cấp rau, quả... tham gia chương trình kiểm soát chất lượng hàng hóaĐỌC NGAY
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng mã số, mã vạch, ghi nhãn điện tử.
Tuy nhiên để ngăn chặn gian lận xuất xứ, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ.
Do đó việc xác minh sử dụng mã nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm tại Việt Nam sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh, minh bạch hóa.
Cùng đó, việc hoàn thiện quy định về mã số mã vạch là cần thiết.
Dự luật cũng đặt vấn đề nghiên cứu, xem xét cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thể xem xét, quyết định chấp nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận của nước ngoài. Đồng thời chưa quy định cách thức xử lý, xác định kết quả thử nghiệm kiểm chứng đối với trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại hoặc khi phát hiện có dấu hiệu sai.
Quản lý chất lượng hàng bán trên thương mại điện tử
Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng qua mạng đang nở rộ nhưng lại không cần phải có kho chứa trữ hàng hóa, nguồn hàng có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối tượng.
Do đó dự luật bổ sung quy định, yêu cầu các chủ thể liên quan phải tuân thủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi bán hàng qua thương mại điện tử, nhằm kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy bày tỏ tán thành việc cần thiết phải sửa đổi luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, bao gồm cả trên thương mại điện tử.
Theo đánh giá, dự luật đã sửa đổi, bổ sung 14/88 luật, pháp lệnh có nội dung vướng mắc, nhưng cơ quan thẩm tra nhận thấy vẫn còn những điểm bất cập. Đặc biệt là các quy định còn trùng lặp, chồng chéo, không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và mô hình kinh doanh mới (thương mại điện tử, kinh tế số).
Đối với các sản phẩm hàng hóa nhóm 2, cơ quan thẩm tra cho rằng nguyên tắc phân loại sản phẩm, hàng hóa cần điều chỉnh theo hướng quản lý theo mức độ rủi ro gồm thấp, trung bình và cao. Đây là bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, tiến tới hài hòa với các quy định về quản lý chất lượng trên thế giới.
Ngoài ra, cần thiết có quy định về hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp Việt Nam, song quy định còn chung chung. Do đó cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định cách tiếp cận hỗ trợ, lộ trình và cơ chế thực thi, tận dụng được lợi thế về khoa học, công nghệ cho doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/se-them-quy-dinh-siet-quan-ly-chat-luong-san-pham-hang-hoa-ban-tren-mang-a9461.html