Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị sáng 26-12 - Ảnh: T.MINH
Ngày 26-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống 70 nhà khoa học thế giới chia sẻ các nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm vắc xin; chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Ý thức phòng bệnh vẫn còn hạn chế; một bộ phận người dân chủ quan, lơ là; hiện tượng chống vắc xin.
"Đặc biệt là tình trạng "anti" vắc xin của một bộ phận người dân khiến nhiều trẻ bỏ lỡ tiêm chủng. Điều này dẫn đến một số bệnh có vắc xin phòng bệnh như sởi gia tăng trong thời gian qua", ông Tâm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Tâm cũng nhận định còn tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế có lúc xảy ra cục bộ gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Năm 2025, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp
Toàn cảnh hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và kế hoạch năm 2025 - Ảnh: T.MINH
Cục Y tế dự phòng cũng dự báo năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp. Trong đó, sốt xuất huyết là thách thức y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vắc xin tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc khi tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt bao phủ cần thiết trong khi quản lý đối tượng tiêm chủng vẫn còn hạn chế; có khả năng gia tăng các trường hợp nhập viện.
Đặc biệt, bệnh dại vẫn ghi nhận tử vong ở mức cao do hạn chế trong quản lý đàn chó, mèo, tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó, mèo thấp; người dân vẫn chủ quan, lơ là khi không tiêm phòng dại và xử trí kịp thời khi bị chó, mèo cắn.
Bệnh nguy hiểm mới nổi, lây truyền từ động vật sang người như Mpox tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc với các biến chủng mới. Cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ xuất hiện do vi rút trên gia cầm được phát hiện tại nhiều nơi.
Để tiếp tục chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2025.
Đồng thời nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh.
Đảm bảo nguồn lực, kinh phí tổ chức thực hiện và huy động các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị xã hội chủ động tham gia công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/tai-sao-so-ca-mac-benh-truyen-nhiem-tai-tphcm-o-nhom-cao-trong-ca-nuoc-a6470.html