Hội chứng hậu vi rút

Sau một đợt cảm hoặc cúm, sốt xuất huyết, sởi... nhiều người than phiền rằng họ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn dù bác sĩ khẳng định bệnh đã hồi phục.

Hội chứng hậu vi rút - Ảnh 1.

Bệnh nhân đến thăm khám hậu nhiễm vi rút tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYỂN HIỀN

Hội chứng hậu vi rút là gì?

Trong y khoa, cụm từ "hội chứng Hội chứng hậu vi rút - Ảnh 2.Trẻ mắc bệnh ho gà gia tăng ở Hà Nội, dễ nhầm lẫn với cảm lạnhĐỌC NGAY

Ngoài mệt mỏi, cảm giác đau cũng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh với các cơn đau dai dẳng, đau cơ xương, đau thần kinh. Bên cạnh đó, nó còn gây giảm nhận thức thần kinh, thậm chí xảy ra rối loạn giấc ngủ.

Các triệu chứng đa dạng, thay đổi tùy người, nhưng đa số đều có cảm giác không khỏe. Cảm giác này không cải thiện dù bạn đã ngủ nhiều giờ hoặc dành nhiều thời gian chăm sóc tốt bản thân. Ngoài ra bệnh nhân cũng hay mô tả các dấu hiệu như: không tỉnh táo, khó tập trung, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, cứng khớp, đau họng, sưng hạch...

Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nguyên nhân của hội chứng là do phản ứng của cơ thể với chính vi rút bị nhiễm.

Các cách giúp nâng đỡ sức khỏe

Bổ sung vitamin, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Ngủ đủ giấc 7-9 giờ mỗi đêm; nghỉ ngơi nhiều và tiết kiệm sức lực; uống nhiều nước; tập thể dục nhẹ nhàng; ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều trái cây và rau quả tươi, thực phẩm chống viêm...

Hội chứng hậu vi rút - Ảnh 2.Vì sao COVID-19 vẫn 'khẩn cấp toàn cầu' dù đã 3 năm?

Năm 2023 khác với năm 2020 rất nhiều, hiểu biết về COVID-19 cũng cực kỳ khác, nhưng COVID-19 vẫn đang trong 'tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu'.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/hoi-chung-hau-vi-rut-a6257.html