Củ cái được ví như nhân sâm vì có nhiều chất dinh dưỡng quý - Ảnh minh họa
Rất nhiều chất dinh dưỡng quý phòng chữa bệnh
Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ ăn
Chế củ cải thành món ăn ngon, thuốc chữa bệnh rất tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa
Củ cải chữa táo bón, tai biến mạch máu não...ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết củ cải được đông y dùng chữa nhiều bệnh. Nó có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, quy các kinh tỳ, vị, phế...
Trong đông y, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp, các bệnh về đường hô hấp (ho, hen), tai biến mạch máu não, tiểu đường…
Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái huyết và còn dùng chữa suyễn cho người già. Cách dùng như sau:
- Với bệnh sởi: Củ cải 500g rửa sạch, giã nát ép lấy nước, chế thêm một chút đường phèn rồi đen chưng cách thủy, để nguội, chia uống vài lần trong ngày dùng trị sởi trong giai đoạn mọc ban kèm theo ho khạc nhiều đờm.
- Táo bón: Củ cải trắng 100g, mật ong lượng vừa đủ. Củ cải rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt rồi hòa với mật ong uống trong ngày (nếu có máy ép thì càng tốt).
Công dụng: thanh nhiệt thông tiện dùng thích hợp cho những người đại tiện phân khô táo, toàn thân có cảm giác nóng bức, hay cáu giận, mặt đỏ, bụng trướng đau, tiểu tiện sẻn đỏ, môi khô miệng khát, thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô...
- Tai biến mạch máu não: Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn mỗi thứ 30g, củ cải trắng 60g, gạo tẻ 60g. Củ cải rửa sạch, cắt miếng, đem nấu với ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn và gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
Công dụng: kiện tỳ, trừ thấp, thích hợp cho người bị tai biến liệt mềm nửa người, mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu, nói khó…
- Trẻ biếng ăn: Củ cải trắng 250g, bột mì 250g, thịt heo nạc 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Củ cải và thịt heo rửa sạch, thái chỉ ướp với nước gừng tươi, hành thái vụn và gia vị vừa đủ.
Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi bỏ củ cải và thịt heo vào xào chín; bột mì nhào đều với nước rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, lấy củ cải và thịt lợn làm nhân, đen rán chín rồi cho trẻ ăn tùy thích.
Công dụng: lý khí tiêu thực dùng thích hợp cho trẻ biếng ăn, bụng đầy, chậm tiêu, hay ợ hơi, ngủ không yên giấc, miệng hôi phiền khát, đại tiện táo lỏng thất thường, hay trung tiện, rêu lưỡi dày và dính…
- Phụ nữ mang thai nôn nhiều: Củ cải giã nát sắc với mật ong rồi cho uống từ từ từng ít một.
- Chữa ho: Củ cải 1kg, mật ong 100g, nước muối nhạt lượng vừa đủ. Củ cải rửa sạch thái miếng cỡ bằng ngón tay, đem ngâm trong mật ong 1 ngày rồi lấy ra đem sao lửa thật nhỏ trong 30 phút, sau đó lại cho thêm mật ong sao đi sao lại vài lần cho đến khi mật ong kết lại là được, đựng trong lọ kín dùng dần.
Công dụng: Tiêu trệ tán ứ, bổ trung ích khí. Ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 - 3 miếng, dùng nước muối nhạt chiêu cùng.
- Củ cải trắng không ăn chung với nhân sâm vì có tính đối kỵ gây bất lợi cho cơ thể.
- Không ăn củ cải trắng với cam vì tăng nguy cơ bướu cổ.
- Củ cải trắng kỵ với cua do có tính lạnh gây chướng bụng, tiêu chảy...
- Không nấu và ăn chung củ cải với cà rốt làm vô hiệu hóa vitamin C, giảm giá trị dinh dưỡng.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/cu-cai-duoc-vi-nhu-nhan-sam-vi-sao-a4724.html