Công khai giới tính, cú sốc không của riêng ai

Những người làm cha mẹ cần thay đổi suy nghĩ, bình tĩnh chấp nhận bản dạng giới của con bởi đồng tính không phải bệnh nên không có thuốc chữa, không phải tâm thần nên không có liệu pháp tâm lý nào có thể thay đổi.

Công khai giới tính, cú sốc không của riêng ai - Ảnh 1.

Các bạn trong cộng đồng LGBT+ tham gia diễu hành trong khuôn khổ chương trình Vietpride 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Khó chấp nhận nhưng không phải không thể…

Nhọc nhằn hành trình come out (công khai)

Sau thời gian dài cân nhắc, đắn đo việc có nên nói thật về Công khai giới tính, cú sốc không của riêng ai - Ảnh 2.Công khai giới tính, cú sốc không của riêng ai - Ảnh 3.

Nhận thức của xã hội về cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới đã thay đổi - Ảnh: THANH HIỆP

Come out thời điểm thích hợp

Come out là một cuộc đấu tranh tâm lý rất vất vả của người đồng tính, đặc biệt khi đứng trước gia đình. Hành trình này làm phát sinh các vấn đề sức khỏe tâm thần. Bởi đa phần người thân, nhất là cha mẹ, sẽ khó lòng chấp nhận ngay, thậm chí nhiều trường hợp xung đột mạnh mẽ, đẩy người đồng tính vào tình thế bế tắc, tìm đến cái chết.

Trong khi đó, sự chấp nhận và ủng hộ của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng, nhất là với người đồng tính trẻ.

Mặt khác, khi người đồng tính phải che giấu thân phận, không được thỏa mãn nhu cầu sống đúng với con người thật, họ có nguy cơ gặp các bức bối giới, dễ phát triển thành các rối loạn tinh thần khác như trầm cảm, lo âu.

Gia đình có vai trò rất quan trọng trong hành trình come out của những người LGBTQ+ (là một từ viết tắt từ chữ đầu, thay thế cho cho Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái),

Transgender (chuyển giới) và Queer (có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân). Dấu cộng đại điện cho sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng.

Việc công khai bản dạng giới (gender identity) và xu hướng tình dục (sexual orientation) giúp họ sống hạnh phúc, cởi mở và trọn vẹn hơn, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần.

Ngược lại, những người phải che giấu bản ngã thật có thể đối mặt với cảm giác căng thẳng, bị cô lập, tự làm hại hoặc lạm dụng chất gây nghiện.

Những tín hiệu tích cực

Theo kết quả của nghiên cứu "Đánh giá tác động kinh tế của chính sách hôn nhân cùng giới tại Việt Nam" do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) công bố trước đây (2021), tỉ lệ người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam chiếm từ 9% đến 11% dân số nước ta.

Cộng đồng này đang ngày càng được nhìn nhận là những thành viên tự nhiên, bình đẳng và đầy đủ của xã hội.

Nhận thức của xã hội về cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới đã thay đổi. Xã hội bắt đầu hiểu rằng xu hướng tính dục và bản dạng giới là một yếu tố tự nhiên, không thể lựa chọn. Cộng đồng LGBTQ+ cũng có quyền sống bình đẳng như những người khác. Điều này được thể hiện qua một số thay đổi cụ thể như sự tham gia của cộng đồng LGBTQ+ vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế ngày càng nhiều hơn.

Kết quả khảo sát mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới ở Việt Nam ở mức 65%, cao thứ ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Úc (75%) và Nhật (68%). Cách đây 10 năm, tỉ lệ ủng hộ chỉ ở mức 36%, theo khảo sát do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tiến hành phỏng vấn 5.297 người tại 8 tỉnh thành.

Hiểu đúng để cảm thông

Chúng ta nói nhiều về câu chuyện nỗi buồn của những người LGBTQ+ nhưng dễ bỏ qua nỗi buồn của những người làm cha làm mẹ.

Điều khó khăn của một người cha mẹ có con LGBTQ+ không chỉ nằm ở việc chấp nhận đứa con, họ còn cần phải chấp nhận chính mình là cha mẹ của một người đồng tính hay chuyển giới. Nhiều người thảng thốt, bàng hoàng, đau khổ, khó chấp nhận hiện thực. Nếu những cảm xúc đó giày vò cha mẹ một thì chính các con phải chịu đựng gấp trăm lần.

Theo các chuyên gia, những người LGBTQ+ phải chịu nhiều tổn thương và nguy cơ về sức khỏe tâm thần hơn so với dân số chung. Trong số 35.000 người trẻ trong cộng đồng LGBTQ+ tham gia khảo sát cấp quốc gia tại Việt Nam trong năm 2021, 42% từng cân nhắc tới việc tự tử.

Để đồng hành với các con, thay vì thể hiện như đất trời sụp đổ, cha mẹ hãy cho con một cái ôm thể hiện sự lắng nghe, đồng cảm. Những người cha, người mẹ đừng gán nhãn việc mình có con LGBTQ+ có nghĩa là mình thất bại trong việc nuôi dạy con cái và làm cha mẹ. Cha mẹ cần biết rằng đồng tính chỉ là sự khác biệt về khuynh hướng tình dục.

Người đồng tính vẫn phát triển thể chất và tinh thần bình thường, có tương lai và cuộc sống như bao người khác. Thay vì không chấp nhận cùng với việc giám sát và cấm đoán con, cha mẹ nên cố gắng vượt qua định kiến để tạo cho con một môi trường an toàn tinh thần.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự yêu thương và tôn trọng từ gia đình sẽ là chỗ dựa, bệ đỡ cho đời sống tinh thần của những người LGBTQ+, không đẩy họ vào tình huống phải chủ động tìm đến điều tiêu cực.

Công khai giới tính, cú sốc không của riêng ai - Ảnh 3.Nhiều người nhầm lẫn giới tính, có thể xác định lại?

Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/cong-khai-gioi-tinh-cu-soc-khong-cua-rieng-ai-a4478.html