Nghiện mạng xã hội: Có em dùng tới khi ngất đi, tỉnh dậy dùng tiếp

Theo một khảo sát, có đến 90% phụ nữ trẻ cho biết họ sử dụng bộ lọc hoặc chỉnh sửa ảnh trước khi đăng tải lên mạng xã hội vì tự ti ngoại hình; có bạn trẻ nghiện mạng xã hội đã dùng tới khi ngất đi, nhưng tỉnh dậy dùng tiếp!

Nghiện mạng xã hội: Có em dùng tới khi ngất đi, tỉnh dậy dùng tiếp - Ảnh 1.

Hội thảo 'Mạng xã hội và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam' diễn ra sáng 4-10, tại Trường đại học Y Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Tại hội thảo "Mạng xã hội và Nghiện mạng xã hội: 'Dùng tới khi ngất, tỉnh dậy dùng tiếp' - Ảnh 4.Thanh niên nhận 1.800 USD sau khi cai nghiện mạng xã hội thành côngĐỌC NGAY

Đối với những trường hợp có chỉ số vượt quá sự can thiệp của nhân viên tư vấn, giáo viên nhà trường, thì có thể giới thiệu tới các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ.

"Đang có một rào cản tâm lý lớn tại các trường học là "bệnh thành tích". Nếu rà soát ra kết quả trường có đến 20% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần thì lo phụ huynh không dám cho con vào học, lo sợ và nói trường tôi không có học sinh nào có vấn đề cả", ông Tư nói và cho biết thực tế hầu như tuần nào ông cũng gặp những trường hợp những bạn trẻ tự làm tổn thương bản thân, có dấu hiệu tự tử, lạm dụng thuốc lá điện tử... đến nhờ tư vấn.

"Nhiều người nói con lên mạng nhiều do ảnh hưởng từ bạn bè, bạn bè xấu, nhưng tôi cũng đặt câu hỏi ngược lại 'hay con mình làm hỏng bạn bè?'.

Có một thực tế các bậc cha mẹ người Việt hầu như không ai được học làm cha mẹ, thực tế "nghề" làm cha mẹ rất khó. Với thời đại công nghệ 4.0, nhiều bậc cha mẹ công nghệ chắc chắn kém hơn con trẻ, khó hướng dẫn được con cái sử dụng mạng xã hội", ông Tư nhận định.

Theo ông Tư, các nhà chuyên môn ở nhiều lĩnh vực cần phải ngồi lại, cùng tìm ra những giải pháp để ra chiến lược mang tính tổng thể nhằm giảm thiểu những mặt trái của mạng xã hội tới đời sống tâm thần thanh thiếu niên.

Biểu hiện của nghiện mạng xã hội là gì?

Theo Didier Touzer, bác sĩ tâm thần, chuyên gia về nghiện, Bệnh viện Paul Guiraud, Pháp, các tiêu chuẩn phù hợp với chứng nghiện mạng xã hội bao gồm:

- Không quan tâm đến các hoạt động khác ngoài màn hình.

- Lo lắng (thường xuyên bị hút vào màn hình, ngay cả khi không sử dụng).

- Nói dối về việc sử dụng màn hình hoặc che giấu nó.

- Mạo hiểm/mất các mối quan hệ hoặc cơ hội lớn sử dụng màn hình.

Với những tiêu chuẩn này, chứng nghiện màn hình không phổ biến như người ta thường nói (1,7% số người tham gia) nhưng một bộ phận lớn dân số (gần 45%) sẽ đối mặt với những vấn đề liên quan đến màn hình.

Nghiện mạng xã hội: 'Dùng tới khi ngất, tỉnh dậy dùng tiếp' - Ảnh 5.'Đăng ảnh lên mạng xã hội nhận ít like cũng có thể trầm cảm'

Với tính năng "like - thích", khi bài viết đăng tải lên mạng xã hội nhận sự từ chối hoặc ít người bấm "like" có thể dẫn tới các triệu chứng trầm cảm cho người dùng.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/nghien-mang-xa-hoi-co-em-dung-toi-khi-ngat-di-tinh-day-dung-tiep-a4292.html