Nhiều bệnh viện đã đấu thầu được thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh - Ảnh: NAM TRẦN
Liệu việc Thiếu thuốc, thiết bị y tế 'cục bộ': Đấu thầu vẫn khó khănĐỌC NGAY
Bà Lan nhấn mạnh nếu đơn vị nào nói thiếu thuốc do cơ chế chính sách thì cần trao đổi để tìm hướng giải quyết. Trong trường hợp không thể triển khai, đó là trách nhiệm của các đơn vị. Các bệnh viện phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị cho người bệnh.
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính cũng khẳng định đến thời điểm hiện nay những quy định pháp luật, hướng dẫn mua thuốc, vật tư y tế đã cơ bản đầy đủ đáp ứng được nhu cầu.
"Tuy nhiên, khi thực hiện có thể sẽ phát sinh một số vướng mắc. Nhưng những vướng mắc này không phải nguyên nhân chủ chốt khiến các bệnh viện không thể mua sắm được.
Bằng chứng là rất nhiều địa phương, bệnh viện đã đấu thầu và không gặp vướng mắc gì. Tuy nhiên, một số bệnh viện lại xảy ra vướng mắc. Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã rất sát sao rà soát, kịp thời hướng dẫn, quy định để công tác đấu thầu đáp ứng đảm bảo nhu cầu điều trị bệnh cho người dân", ông Cương nói.
Nói về công tác đấu thầu mua sắm, ông Đào Xuân Cơ - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho hay về cơ chế chính sách liên quan đến đấu thầu hiện nay cơ bản những vướng mắc do đấu thầu trước đó đã được giải quyết. Bệnh viện đã mua sắm được thuốc, hóa chất, vật tư để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.
Còn lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cũng cho rằng các nghị định, thông tư hướng dẫn về đấu thầu đã tháo gỡ những vướng mắc, các bệnh viện có thể mua sắm, đấu thầu theo quy định.
"Trong đó, những quy định như được nhận 1 báo giá, được chọn báo giá cao nhất... đã giúp các bệnh viện có thể lựa chọn thuốc, vật tư y tế phù hợp với nhu cầu sử dụng, đáp ứng chuyên môn điều trị", vị này cho hay.
Cần có chính sách quản lý giá?
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay bệnh viện còn gặp vướng mắc như việc quản lý giá. Theo ông Cơ, vừa qua Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải công khai giá, nhưng các bệnh viện cần hơn việc quản lý của cơ quan chức năng. Việc đấu thầu, mua sắm theo các văn bản pháp quy, nhưng các bệnh viện vẫn đối diện với nguy cơ mua giá đắt.
"Khi mua sắm với báo giá của các doanh nghiệp, hoặc giá đã được trúng thầu của các đơn vị khác làm giá kế hoạch thì vẫn có nguy cơ mua phải giá không hợp lý, giá đắt. Vì vậy, các bệnh viện rất mong muốn có chính sách quản lý giá để các bệnh viện đấu thầu, mua sắm thuận lợi nhất", ông Cơ đề xuất.
Liên quan đến giá gói thầu, ông Cương cho hay trong nghị định 24 đã quy định rất rõ 6 cách thức xác định giá gói thầu. Quản lý giá theo quy định của Luật Giá 2023. Trong đó, có nhiều cách thức để có thể xác định được giá vật tư cần mua trên cơ sở giá thị trường, thông qua kết quả đấu thầu rộng rãi.
Toàn bộ kết quả đấu thầu này đã được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đây là kênh tham khảo giá cho các cơ sở y tế, phản ánh khá sát với thị trường, làm căn cứ để làm giá thầu.
Sẽ có sổ tay hướng dẫn đấu thầu
Ông Cương cho biết thêm mới đây Chính phủ giao cho Bộ Y tế nhiệm vụ tiếp tục rà soát, để đề xuất sửa đổi theo thẩm quyền đối với nội dung trong quá trình thực hiện còn vướng mắc, hoặc chưa phù hợp với thực tế.
"Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho bộ chủ trì xây dựng sổ tay về quy trình mua thuốc, thiết bị y tế. Hiện nay chúng tôi đang triển khai nhiệm vụ này. Sắp tới, trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp vướng mắc của các bệnh viện, chúng tôi sẽ ban hành sổ tay, theo tinh thần cầm tay chỉ việc. Các bệnh viện có thể tham khảo để thực hiện đấu thầu, mua sắm.
Điều quan trọng là các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện, tránh việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, đẩy nhiệm vụ của mình lên cấp trên", ông Cương nhấn mạnh.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/dau-thau-thuoc-co-che-chinh-sach-da-day-du-nhung-a4007.html