Nhiều trẻ bị chấn thương 'vùng kín' khi sinh hoạt, vui chơi mà cha mẹ không hay biết

Các bệnh viện Nhi đồng trong TP.HCM liên tục tiếp nhận, điều trị cho nhiều cháu bé bị các chấn thương bộ phận sinh dục trong sinh hoạt, vui chơi.

Cảnh báo nhiều trẻ bị chấn thương 'vùng kín' - Ảnh 1.

TS Phạm Ngọc Thạch phẫu thuật cho bệnh nhi - Ảnh do bệnh viện cung cấp

Các bậc phụ huynh tuyệt đối lưu ý không tự ý đắp, bôi các loại lá cây, thuốc hoặc băng bó quá chặt vì có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử bộ phận sinh dục.
TS NGỌC THẠCH lưu ý

Trẻ bị chấn thương "vùng kín", cần làm gì?

25 trường hợp bị chấn thương bộ phận sinh dục ngoài

Chỉ trong thời gian ngắn, có hàng chục ca trẻ em phải nhập viện vì bị tổn thương vùng sinh dục, để lại hậu quả đáng tiếc.

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận điều trị cho một bé trai 6 tuổi bị chấn thương dương vật. Bé bị chấn thương dương vật trong lúc bé đang chạy chơi thì bị té xuống đầm tôm khi quạt nước đang hoạt động. Phần dương vật của bé bị tổn thương nghiêm trọng, phần da dương vật bị mất hoàn toàn. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu cầm máu, lấy da vùng bẹn tái tạo phần da thân dương vật cho bé.

BS CKI Phan Nguyễn Ngọc Tú, phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết từ đầu năm đến nay Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận khoảng 25 trường hợp chấn thương Nhiều bé gái bị dị vật lọt vào 'vùng kín', nguy cơ ảnh hưởng chức năng sinh sảnThích nhét dị vật vào vùng kín, chữa sao?Bạn để bút bi dưới ghế, nam sinh 12 tuổi chấn thương vùng kín mổ cấp cứu

Nếu phát hiện trẻ bị chấn thương ở bộ phận sinh dục, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh và làm theo các bước. Cụ thể là nhanh chóng nhưng cẩn thận kiểm tra vùng bị chấn thương để tìm dấu hiệu rõ ràng của chấn thương. Nếu có vết cắt hoặc trầy xước, nhẹ nhàng làm sạch vùng này bằng xà phòng nhẹ và nước để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng gói lạnh quấn trong vải để làm giảm sưng và làm dịu đau vùng chấn thương. Trong lúc này, các bậc cha mẹ cần động viên, giữ cho trẻ bình tĩnh để ngăn ngừa sự kích động hoặc chấn thương thêm.

Bác sĩ Phương Anh khuyên các bậc phụ huynh nên để mắt đến trẻ, cân nhắc xem trẻ 5-6 tuổi đã nên cho tập xe đạp hay chưa? Với những trẻ bị tăng động, chậm phát triển, tự kỷ... các bậc cha mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ cần chú ý vết thương của con, không nên thấy nhẹ mà lơ là vì có khi vết thương rất nghiêm trọng nhưng không thấy ngay lúc đó.

Nếu thấy vết thương của trẻ chỉ bị bầm, sây sát cũng nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem bộ phận sinh dục có bị tổn thương không.

Các bác sĩ cho rằng chấn thương bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ em có thể gây lo lắng cho phụ huynh, nhưng với kiến thức đúng đắn và hành động nhanh chóng, phụ huynh có thể quản lý và phòng ngừa hiệu quả những chấn thương này.

Cảnh báo nhiều trẻ bị chấn thương 'vùng kín' - Ảnh 2.Nhiều bé gái bị dị vật lọt vào 'vùng kín', nguy cơ ảnh hưởng chức năng sinh sản

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM liên tiếp tiếp nhận và điều trị thành công hai bé gái 4 và 5 tuổi bị dị vật âm đạo, gây viêm âm đạo kéo dài.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/nhieu-tre-bi-chan-thuong-vung-kin-khi-sinh-hoat-vui-choi-ma-cha-me-khong-hay-biet-a3898.html