Nỗ lực khống chế dịch sởi

Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.

Nỗ lực khống chế dịch sởi- Ảnh 1.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi tại VNVC

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo thông tin từ hệ thống giám sát Nỗ lực khống chế dịch sởi - Ảnh 2.Trẻ mắc bệnh sởi cần ăn uống như thế nào?ĐỌC NGAY

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bất kỳ người nào không có miễn dịch (không được tiêm chủng hoặc không tạo được kháng thể) đều có thể nhiễm bệnh. Một số biến chứng do sởi gây ra nếu không được điều trị kịp thời như mù, viêm não, tiêu chảy nặng, nhiễm trùng tai, viêm phổi...

"Tiêm chủng cộng đồng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tất cả trẻ em nên được tiêm phòng sởi. Trẻ nên được tiêm hai liều vắc xin để đảm bảo có miễn dịch", bác sĩ Thạch nhấn mạnh. Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người mắc sởi.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho hay từ tháng 5-2024, khi có thông tin bệnh sởi xuất hiện trở lại và số ca sởi gia tăng tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam, số người dân đến các trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm vắc xin sởi tăng cao. Nhiều nhất là trẻ từ 9 tháng tuổi, trẻ tuổi học đường và phụ nữ chuẩn bị mang thai chiếm tỉ lệ cao, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong các ngày từ 13 đến 19-8, khi có thông tin về số trẻ mắc sởi nhập tăng cao, thậm chí đã có ca tử vong, các bậc cha mẹ đã tăng cường đưa trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt là nhóm trẻ 9 tháng tuổi. Cha mẹ trẻ, người chăm trẻ, người cao tuổi trong gia đình có bệnh lý nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn... cũng có tỉ lệ tiêm cao để bảo vệ cho bản thân và tránh lây sởi cho trẻ trong gia đình.

Hiện nay Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với gần 200 trung tâm trên toàn quốc đang có đầy đủ các loại vắc xin chất lượng cao, số lượng lớn, chính hãng để phòng bệnh sởi cho trẻ em và người lớn.

Tuổi nào cần tiêm vắc xin sởi?

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, vắc xin tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 9 tháng hoặc 12 tháng gồm vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam), loại phối hợp 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella Priorix - Bỉ) tiêm cho trẻ từ 9 tháng, loại phối hợp sởi - quai bị - rubella MMR II (Mỹ) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp có dịch sởi, theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, vắc xin MMR II có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Phụ nữ được chỉ định tiêm vắc xin có thành phần sởi 3 tháng trước khi mang thai để có kháng thể bảo vệ thai kỳ, tạo miễn dịch thụ động để bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 9 tháng sau sinh.

Với trẻ lớn và người lớn không nhớ đã tiêm vắc xin sởi hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hai mũi vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella cách nhau tối thiểu 1 tháng giúp phòng ngừa cùng lúc ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sởi, quai bị và rubella.

Với người đã từng tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin sởi, khi có dịch, người dân có thể bổ sung một mũi vắc xin sởi để tăng cường kháng thể phòng bệnh. Người dân có thể đến các trung tâm tiêm chủng như VNVC để được tư vấn.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ bắt đầu tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, sau đó nhắc mũi sởi - rubella (MR) lúc 18 tháng tuổi. Trường hợp có dịch sởi, trẻ có thể tiêm vắc xin có thành phần sởi sớm cách mũi sởi trước đó tối thiểu 1 tháng.

Nếu tiêm chủng dịch vụ, trẻ sẽ tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn hoặc sởi - quai bị - rubella (Priorix) khi tròn 9 tháng tuổi, sau đó từ 12 tháng tuổi (cách mũi vắc xin có thành phần sởi trước đó tối thiểu 1 tháng) trẻ có thể tiêm mũi 2 vắc xin phối hợp ba thành phần sởi - quai bị - rubella, và mũi 3 vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella khi trẻ 4 - 6 tuổi.

Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm vắc xin ba thành phần sởi - quai bị - rubella là hai mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Với trường hợp muốn tiêm vắc xin khi trẻ chưa được 9 tháng tuổi để phòng bệnh sớm, hiện Cục Y tế dự phòng chưa khuyến cáo tiêm chủng sớm cho trẻ trong nhóm tuổi này, do vậy các phụ huynh và thành viên trong gia đình nên chủ động tiêm ngừa để tránh mắc bệnh và lây lan sởi cho trẻ.

Hiện theo thông tin kê toa từ nhà sản xuất, vắc xin MVVAC (Việt Nam) và MMR II (Mỹ) khi có dịch có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ 9 hoặc 12 tháng tuổi, trẻ vẫn cần hoàn thành lịch tiêm phòng cơ bản theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Diễn biến dịch sởi ở TP.HCM

* Năm 2021 - 2023: chỉ ghi nhận 1 ca.

* Từ 23-5 đến 11-8-2024: 597 ca sốt phát ban nghi sởi, xét nghiệm phát hiện 346 ca dương tính.

* TP.HCM chiếm 50% số ca sởi.

* 16 quận huyện có ca sởi, trong đó 9 quận huyện đủ điều kiện công bố dịch (có 2 ca trở lên).

* Ngày 12-8: Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP công bố dịch sởi.

Hệ thống bảo quản vắc xin đạt chuẩn

Hệ thống tiêm chủng VNVC hiện có gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc, là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có hệ thống hàng trăm kho lạnh và dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP ở tất cả các trung tâm trên toàn quốc, trang bị đầy đủ thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại.

Mỗi kho lạnh được VNVC bố trí tối thiểu ba nguồn điện gồm điện lưới quốc gia, máy phát điện công suất lớn với thời gian cấp điện dự trữ lên tới 72h và hệ thống xe phát điện lưu động sẵn sàng ứng phó trong trường hợp gặp sự cố điện lưới hoặc máy phát điện.

VNVC là đơn vị tiêm chủng vắc xin đầu tiên đầu tư lớn cho hệ thống gần 40 xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ thiết bị tự động hiện đại và máy phát điện dự phòng tích hợp sẵn trong lồng xe nhằm giúp lưu giữ và bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn, luân chuyển vắc xin an toàn trên toàn quốc.

Talkshow và giao lưu trực tuyến "Bệnh sởi: Hiểu để phòng và điều trị kịp thời"

Nhằm giải đáp các thắc mắc của bạn đọc cũng như tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng chống sởi, báo Tuổi Trẻ tổ chức talkshow kết hợp giao lưu trực tuyến "Bệnh sởi: Hiểu để phòng và điều trị kịp thời" vào lúc 14h đến 16h ngày 21-8.

Sự kiện có sự tham gia của các khách mời: BS Vũ Quỳnh Hoa, phó trưởng Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM; ThS Đinh Thị Hải Yến, trưởng khoa truyền thông - giáo dục sức khỏe Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC); BS Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1; BS CK1 Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Nỗ lực khống chế dịch sởi - Ảnh 3.Bệnh sởi tăng mạnh, làm gì để bảo vệ trẻ?

Số ca mắc bệnh sởi đang tăng mạnh, diễn biến phức tạp. Đây là bệnh lây lan nhanh nên nhiều người lo lắng. Làm gì để bảo vệ trẻ trước nguy cơ bùng phát dịch?

Link nội dung: https://www.vanhien.info/no-luc-khong-che-dich-soi-a3115.html