Cảnh báo ngộ độc khí CO từ máy phát điện, bếp gas, bồn chiên chạy gas và điện

Chiều 16-8, thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đang điều trị tích cực cho một số trường hợp ngộ độc khí CO từ máy phát điện, bếp gas, bồn chiên dầu chạy bằng khí gas và điện.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân ngộ độc khí CO tại căn bếp mới trong nhà hàng ở Hà Nội - Ảnh: BVCC

Bác sĩ khám cho bệnh nhân ngộ độc khí CO tại căn bếp mới trong nhà hàng ở Hà Nội - Ảnh: BVCC

TS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc trung tâm chia sẻ, mặc dù được cứu chữa, điều trị kịp thời và tích cực nhưng có thể các bệnh nhân cũng sẽ không tránh khỏi hoàn toàn những di chứng về sau.

Cảnh báo các nguyên nhân mới gây ngộ độc khí CO

Các bệnh nhân này bị

Hình ảnh chụp não bệnh nhân ở Nghệ An ngộ độc khí CO - Ảnh: BVCC

Cuộc sống hiện đại cũng ngộ độc CO

TS Nguyễn Trung Nguyên cho biết trung tâm tiếp nhận nhiều ca ngộ độc khí CO mà không phải do sự vụ cháy nổ như chạy xe máy “rốt đa” ở trong phòng kín, chạy máy phát điện để ở trong phòng có thông với phòng có người sinh hoạt, ngồi trong ô tô và bị ngộ độc do hít phải khí CO từ khói của xe, sử dụng bình đun nước nóng chạy bằng khí gas, bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí gas và điện.

“Vụ ngộ độc khí CO ở bếp tại nhà hàng nêu trên chắc chắn do các thiết bị đun nấu đốt khí gas nhưng cháy không hoàn toàn nên tạo ra khí CO. Đáng chú ý, căn bếp mới lắp đặt, các thiết bị đều hoàn toàn mới và đang trong giai đoạn ngày đầu chạy thử.

Vụ 3 người tử vong, 1 người hôn mê ở Thủ Đức: 'Xét nghiệm độc chất xem có phải ngộ độc khí CO'Nguy cơ “chết êm dịu” vì ngộ độc khí CO

Loại bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí gas và điện có nguy cơ cao hơn. Vấn đề chất lượng sản phẩm với thiết bị sử dụng khí gas để đảm bảo an toàn cho người sử dụng rất cần được đánh giá, xem xét và xử lý, làm sao để các thiết bị phải đốt cháy khí gas hoàn toàn, tránh sinh ra lượng khí CO tới mức gây ngộ độc.

Các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc để kiểm tra, kiểm định lại các sản phẩm này, đảm bảo an toàn cho người dân khi mua về dùng, tránh trường hợp hàng loạt sản phẩm không an toàn bán ra thị trường, nguy cơ gây ngộ độc khắp nơi cho nhiều người”, ông Nguyên nói.

TS Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết: “50% bệnh nhân bị nhiễm độc khí CO dù là nhẹ, sau khi được điều trị vẫn sẽ bị các di chứng về tâm thần, thần kinh, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ sau này. Một phần ba những người bị ngộ độc nặng ban đầu có tổn thương tim mạch sẽ tử vong trong vòng 8 năm sau này do biến chứng loạn nhịp tim.

Người trên 35 tuổi bị ngộ độc CO thường nguy cơ bị di chứng nhiều hơn. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giảm mức độ nặng, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng”.

Hiện trong cuộc sống có các nguy cơ mới gây ngộ độc khí CO, bên cạnh rất nhiều máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu là xăng dầu.

Đáng chú ý các gia đình có điều kiện sống hiện đại không có nguy cơ cháy nổ cũng phát sinh khí CO, không như trước đây chỉ thấy ngộ độc CO ở gia đình đốt than sưởi ấm, hoặc thiết bị thế hệ mới có thể sử dụng khí gas mà chúng ta còn chưa quen như xe nâng hàng, máy làm lại bề mặt sân trượt băng, bộ phận hấp phụ khí gây mê, rang hạt cà phê.

Thậm chí có hóa chất dung môi tẩy sơn chứa methylene chloride, methylen bromide có thể ngấm qua da vào trong cơ thể rồi được chuyển hóa thành khí CO ở trong cơ thể và gây ngộ độc từ từ…

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý, kiểm định để đảm bảo các thiết bị máy móc và hóa chất đảm bảo chất lượng và an toàn. Các thiết bị và các hóa chất cần phải luôn có kèm theo các cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc để người tiêu dùng sử dụng biết và phòng tránh.

“Tất cả các nơi có thể phát sinh khí CO như các căn bếp cần lắp các thiết bị theo dõi và báo động nồng độ khí CO, khí gas, kịp thời phát hiện và tránh các vụ ngộ độc hoặc cháy nổ đáng tiếc xảy ra”, TS Nguyên khuyến cáo.

Vụ ngộ độc khí CO ở Đồng Nai: 7/8 bệnh nhân đã xuất việnVụ ngộ độc khí CO ở Đồng Nai: 7/8 bệnh nhân đã xuất viện

Liên quan vụ 8 nhân viên ngân hàng nhập viện nghi ngộ độc khí CO, sau khi được điều trị, 7/8 bệnh nhân đã khỏe mạnh và xuất viện.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/canh-bao-ngo-doc-khi-co-tu-may-phat-dien-bep-gas-bon-chien-chay-gas-va-dien-a2995.html