Bệnh sởi tăng cấp, làm sao ngăn chặn?

Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.

Bệnh sởi tăng cấp, làm sao ngăn chặn?- Ảnh 1.

Phần lớn trẻ em mắc sởi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đều chưa được chích ngừa, một số ít trẻ mới được chích một mũi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước thực trạng này, ngành y tế TP.HCM đã chủ động tăng cường các giải pháp ứng phó

Bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi chưa đạt yêu cầu

Tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng sởi hiện nay của TP.HCM vẫn chưa đáp ứng để tạo miễn dịch cộng đồng phòng bùng phát dịch sởi. Báo cáo của Sở Y tế cho thấy tính đến tháng 5-2024, tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi của trẻ em từ năm 2019 - 2023 tại TP.HCM đều chưa đạt 95%.

Kết quả khảo sát miễn dịch cộng đồng bệnh sởi do các đơn vị y tế trên địa bàn TP thực hiện cho thấy tỉ lệ có kháng thể phòng bệnh sởi ở trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi chỉ đạt 86%. Trong khi để có bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi thì tỉ lệ phải trên 95%. Do vậy nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Trước nguy cơ bệnh sởi có thể bùng phát do tỉ lệ tiêm phòng thấp, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm tăng tỉ lệ bao phủ vắc xin, ngăn ngừa nguy cơ bệnh sởi lây lan rộng trong cộng đồng.

TP.HCM sẽ mở chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho khoảng 517.250 trẻ theo hình thức tiêm tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9-2024.

Ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết mặc dù sởi không phức tạp như COVID-19 nhưng không thể xem thường.

Ông yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn cần triển khai ngay giải pháp phòng chống dịch sởi, không để lây lan, đặc biệt trong bệnh viện. Các quận, huyện phải chủ động rà soát danh sách trẻ chưa tiêm vắc xin, tổ chức tiêm cho trẻ để tăng miễn dịch cộng đồng.

Có nguyên nhân do gián đoạn cung ứng vắc xin

Sở Y tế TP.HCM lý giải nguyên nhân của tình trạng bệnh sởi tăng là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 - 2021, tình trạng gián đoạn cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2022 - 2023 đã ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ bao phủ vắc xin tiêm chủng mở rộng và vắc xin sởi của các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM.

Để lấp khoảng trống tiêm vắc xin cho trẻ, năm 2024 TP đã triển khai tiêm vắc xin cho trẻ đồng loạt ở tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn TP nhằm tăng độ bao phủ vắc xin nhưng đến nay vẫn chưa đạt.

Kiểm soát bệnh sởi cần độ bao phủ vắc xin trên 95%

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều 12-8 Sở Y tế TP.HCM đã có cuộc họp trực tuyến giao ban với tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn để thống nhất các giải pháp phòng chống bệnh sởi.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc sở, cho biết sởi lây qua đường hô hấp, trung bình 1 ca bệnh sẽ lây từ 12 - 18 ca khác, so với dịch COVID-19 trung bình 1 ca lây chỉ 2 - 5 ca.

Bệnh sởi thông thường sẽ tự khỏi, không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng một số có diễn tiến nặng như viêm phổi, viêm não... đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Để kiểm soát được bệnh sởi trong cộng đồng cần độ bao phủ vắc xin đạt trên 95%.

TP.HCM: 9 quận, huyện đủ điều kiện công bố dịch sởiTP.HCM: 9 quận, huyện đủ điều kiện công bố dịch sởi

TP.HCM đã có 16 quận, huyện, TP Thủ Đức xác định có ca bệnh sởi, trong đó có 9 quận, huyện đủ điều kiện công bố dịch sởi khi xuất hiện 2 ca bệnh trở lên.

Link nội dung: https://www.vanhien.info/benh-soi-tang-cap-lam-sao-ngan-chan-a2896.html