Người Việt Nam béo bụng hơn cả người châu Âu

Người châu Á, trong đó có Việt Nam, có mức độ béo bụng cao hơn người châu Âu, khác với những suy nghĩ lâu nay.

Nhiều người Việt đang gặp tình trạng béo bụng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nhiều người Việt đang gặp tình trạng béo bụng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đó là thông tin khá thú vị được đưa ra tại Hội nghị khoa học về bệnh nội tiết

Hội nghị khoa học do Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam tổ chức quy tụ hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu thừa cân, béo phì

Bác sĩ Nguyễn Thị Lựu, phó khoa thận - tiết niệu, Bệnh viện Nội tiết trung ương - cho biết tại Việt Nam, tỉ lệ béo phì và các bệnh đi kèm liên quan ngày càng tăng.

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2017-2022, Việt Nam đã chứng kiến xu hướng gia tăng đáng lo ngại về tình trạng béo phì, với sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh này trong hai thập kỷ qua.

"Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành đã tăng lên, đạt khoảng 26.8% ở khu vực thành thị và 18.3% ở nông thôn. Hơn nữa, tỉ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng cho thấy sự gia tăng đáng báo động, nhấn mạnh tính cấp thiết của các biện pháp can thiệp phù hợp nhắm vào các nhóm tuổi khác nhau trong dân số Việt Nam", BS. Lựu cho hay.

PGS.TS. Trần Thị Thanh Hóa - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương - cho biết thừa cân, béo phì là một trong những nguy cơ của nhiều bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư.

Khoảng 80% người mắc bệnh tim mạch có thừa cân béo phì. Khoảng 50% nguy cơ bệnh mạch vành và khoảng 25% nguy cơ đột quỵ do thừa cân hoặc béo phì. Bà Hóa cho rằng giảm cân giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và các biến cố tim mạch bất lợi.

Kết hợp nhiều yếu tố để giảm cân

TS Nguyễn Tiến Sơn - phó chủ nhiệm khoa Khớp, bộ môn Khớp và Nội Tiết (Bệnh viện Quân Y 103), cho biết việc quản lý béo phì hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và phối hợp nhiều yếu tố gồm tư vấn, điều trị từ các nhân viên y tế, hỗ trợ thay đổi lối sống cá nhân, sự đồng hành của gia đình, các câu lạc bộ, hội nhóm giảm cân…

Trong đó, theo bác sĩ Sơn, chế độ ăn kiêng và tập luyện đóng vai trò then chốt trong mô hình điều trị và thường là biện pháp can thiệp đầu tiên những người béo phì áp dụng.

Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân thay đổi chế độ ăn, cải thiện thói quen ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất và tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để duy trì quản lý cân nặng lâu dài, bền vững.

Vì sao người thừa cân béo phì nhưng lại suy dinh dưỡng?Vì sao người thừa cân béo phì nhưng lại suy dinh dưỡng?

Nhiều trẻ bị thừa cân béo phì nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân là do cha mẹ áp dụng cho con một chế độ ăn không cân đối, ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột và chất béo…

Link nội dung: https://www.vanhien.info/nguoi-viet-nam-beo-bung-hon-ca-nguoi-chau-au-a2362.html