Chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa
Một chế độ
Đậu phộng và các loại hạt chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể - Ảnh: indianexpress
Khoáng chất
Cũng giống như vitamin, khoáng chất là vi chất dinh dưỡng, nghĩa là cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Khoáng chất giúp duy trì sức khỏe của xương, cơ bắp, tim mạch và não bộ. Một số ví dụ về khoáng chất bao gồm canxi, phốt pho, natri, kali và sắt.
Mỗi loại khoáng chất đảm nhiệm một chức năng riêng trong cơ thể. Ví dụ canxi đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường xương chắc khỏe, trong khi kali giúp giảm huyết áp.
Bạn có thể bổ sung khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm như hạt, đậu, trứng, các loại đậu đỗ, và rau củ. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa khoáng chất nếu cần.
Lượng khoáng chất cần thiết thay đổi tùy theo loại khoáng chất, độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Ví dụ như bạn đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai, bạn có thể cần nhiều sắt hơn.
Nước
Nước là chất dinh dưỡng thiết yếu, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Duy trì đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón, sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước cũng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu không uống đủ nước, bạn có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu hoặc rối loạn tiêu hóa.
Trong những trường hợp mất nước nghiêm trọng, bạn có thể bị lú lẫn, suy thận hoặc các vấn đề về tim mạch.
Nhu cầu nước của bạn có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai hoặc cho con bú, mức độ hoạt động thể chất, và khí hậu địa phương.
Hầu hết người lớn cần khoảng 11,5-15,5 cốc nước mỗi ngày, bao gồm cả nước từ đồ uống và thực phẩm giàu nước như trái cây và rau củ. Trong đó bạn cần 9-13 cốc nước từ đồ uống mỗi ngày.
Để có sức khỏe tối ưu, bạn nên ưu tiên các loại đồ uống không đường như nước lọc, nước có gas không đường, sữa ít béo hoặc trà không đường.
Những loại đồ uống có đường như nước ngọt hoặc nước trái cây pha đường vẫn cung cấp nước, nhưng chúng cũng chứa nhiều đường bổ sung, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Để đảm bảo sức khỏe, hãy cố gắng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, cá, các loại hạt, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Ngoài ra, hãy ưu tiên uống các loại đồ uống không đường như: nước lọc, sữa ít béo, trà hoặc cà phê không đường.
Link nội dung: https://www.vanhien.info/nhung-chat-dinh-duong-nao-can-thiet-cho-co-the-a11583.html