Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn: tỉ lệ tử vong cao gấp 2-3 lần, tàn tật nghiêm trọng hơn, khả năng hồi phục kém hơn.

đột quỵ - Ảnh 1.

Đột quỵ tái phát có nghĩa não của một người bị thiếu oxy ít nhất hai lần, do đó làm tăng tình trạng tổn thương não - Ảnh minh họa: thenewgait.com

Mỗi cơn đột quỵ có khả năng

Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân cần vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp hoặc trị liệu ngôn ngữ để phục hồi chức năng

Phòng ngừa đột quỵ tái phát

Chiến lược phòng ngừa đột quỵ cần toàn diện, kiên trì và cá thể hóa. Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ:

● Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu, cần duy trì huyết áp < 140/90 mmHg (hoặc thấp hơn nếu có chỉ định).

● Tiểu đường: kiểm soát tốt đường huyết với HbA1C < 7.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

● Rung nhĩ và bệnh tim: cân nhắc dùng kháng đông khi có chỉ định.

● Rối loạn lipid máu: giảm LDL-C < 70 mg/dl.

● Ngừng hút thuốc lá, duy trì BMI < 25.

Đột quỵ tái phát gây thêm tổn thương não, làm tăng nguy cơ tử vong và tàn tật lâu dài. Do đó những người đã bị đột quỵ cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để giảm rủi ro tái phát: thay đổi lối sống, dùng thuốc đúng, đủ, đều và theo dõi tái khám định kỳ theo hẹn.

BS.CKII Phạm Trần Xuân Hồng hiện là trưởng khoa nội tim mạch 5 - phục hồi chức năng tim mạch, Bệnh viện Tim Tâm Đức. Bà là chuyên gia trong lĩnh vực: phục hồi chức năng tim mạch, bệnh van tim, suy tim, mạch vành, siêu âm tim, siêu âm mạch.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao? - Ảnh 4.4 thói quen nên hạn chế sau 17h để tránh nguy cơ đột quỵ

Liệu những thói quen sau giờ làm việc tưởng như vô hại này có đang âm thầm làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.vanhien.info/dot-quy-tai-phat-rat-nguy-hiem-phong-ngua-ra-sao-a11260.html