Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu - Ảnh 1.

Hình ảnh của team Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo kẹo rau củ Kera trên livestream

Theo Bộ Y tế, những vụ việc như sản phẩm kẹo rau củ Kera quảng cáo sai công dụng, hay việc sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả, Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như nước Châu Âu - Ảnh 2.Thực phẩm chức năng, nước mắm, hàng hóa nguyên hộp vứt đầy bãi rác: Cuộc thanh lọc hàng dỏmĐỌC NGAY

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung yêu cầu phải kiểm nghiệm đồng thời cả chỉ tiêu an toàn và chỉ tiêu chất lượng, giúp tránh gian lận, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một điểm mới rất đáng chú ý là dự thảo bổ sung quyền của cơ quan quản lý trong việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận quảng cáo, giấy công bố sản phẩm cũng như gỡ bỏ thông tin sai lệch đã đăng tải.

Đồng thời, nếu doanh nghiệp vi phạm chưa khắc phục, cơ quan chức năng sẽ tạm dừng tiếp nhận các hồ sơ thủ tục hành chính cho đến khi doanh nghiệp chấp hành xong quyết định xử phạt. Trước đây, nghị định 15 chưa có quy định cụ thể về việc này nên xử lý chưa triệt để.

Đẩy mạnh hậu kiểm

Ngoài việc siết chặt hồ sơ tự công bố, công bố sản phẩm, Bộ Y tế cũng đề xuất các quy định tăng cường hậu kiểm. Theo đó, hiện nay công tác hậu kiểm trong nghị định cũ chưa quy định rõ ràng kế hoạch, tần suất hay nội dung hậu kiểm.

Dự thảo mới đã bổ sung cụ thể yêu cầu lập kế hoạch, hậu kiểm định kỳ, hậu kiểm đột xuất; tăng quyền cho cơ sở kiểm nghiệm chủ động lấy mẫu giám sát; đồng thời yêu cầu kết nối dữ liệu giữa Bộ Y tế, các bộ ngành khác và chính quyền địa phương qua Cổng dịch vụ công quốc gia, để quản lý xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.

Một điểm mới quan trọng khác là quy định đối với các sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm vốn sản xuất để xuất khẩu nhưng sau đó chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Nghị định 15 chưa có quy định riêng cho trường hợp này, dẫn đến sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn trong nước nhưng vẫn được bán, gây rủi ro lớn về an toàn. Dự thảo bổ sung yêu cầu kiểm soát chặt hơn các điều kiện tiêu thụ nội địa để tránh tình trạng "lọt lưới".

Trước đây, các phương thức kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (như kiểm tra hồ sơ, cảm quan, lấy mẫu) chưa quy định rõ ràng, dẫn đến thực thi không đồng đều.

Bộ Y tế đề xuất quy định cụ thể các trường hợp được miễn kiểm tra, các trường hợp phải kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan hoặc bắt buộc lấy mẫu, nhằm thống nhất quản lý và kiểm soát tốt nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như sản phẩm hoàn thiện.

Ngoài ra, các quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử rất khó quản lý. Nghị định 15 cũng chưa dự liệu đầy đủ.

Bộ Y tế đề xuất yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát cả doanh nghiệp phát hành quảng cáo, người chuyển tải quảng cáo, người có ảnh hưởng (KOLs), đồng thời công khai mối quan hệ giữa người quảng cáo và đơn vị tài trợ.

Bên cạnh đó sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo thực phẩm để tránh gây hiểu lầm.

Theo Bộ Y tế, dự thảo sửa đổi đã thay đổi quá một nửa số điều của nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ Y tế đang xin phép Thủ tướng Chính phủ ban hành một nghị định thay thế toàn bộ để đảm bảo đồng bộ, minh bạch, thuận tiện trong áp dụng.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như nước Châu Âu - Ảnh 2.Quản lý an toàn thực phẩm: Phải tăng cường hậu kiểm đột xuất, tăng mức phạt

Tại sao Việt Nam đã có các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cơ quan quản lý thuốc, thực phẩm chức năng mà vẫn xảy ra các vụ việc thuốc giả, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.vanhien.info/viet-nam-sap-kiem-soat-thuc-pham-chuc-nang-nhu-chau-au-a11188.html